Tác giả

Đơn vị công tác

1Đài Khí tượng Thủy văn khu vực đồng bằng Bắc bộ

2Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia

3Văn phòng Bộ Công an

4Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

5Trường Đại học Tài nguyên và môi trường Thành phố Hồ Chí Minh

Tóm tắt

Bài báo này trình bày kết quả xác định các đợt lạnh bất thường trong mùa đông trên khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam trong giai đoạn 1979-2017. Đợt lạnh bất thường ở đây được hiểu là một đợt rét đậm hoặc rét hại nhưng có mức độ giảm nhiệt sâu và tạo ra các giá trị nhiệt độ tối thấp ngày mang tính cực trị và hiếm gặp so với chuỗi số liệu nhiều năm. Các kết quả thống kê đã cho thấy trong giai đoạn 1979-2017 đã có 47 đợt lạnh bất thường xảy ra trong các tháng chính đông. Mùa đông có số đợt lạnh bất thường nhiều nhất là mùa đông 2013-2014 (5 đợt). Đợt lạnh bất thường kéo dài nhất được ghi nhất là 15 ngày (từ 21/1/1984-4/2/1984). Trong thời gian xảy ra các đợt lạnh bất thường, giá trị nhiệt độ tối thấp ngày trung bình phổ biến từ 7-10o C. Tuy nhiên, tại nhiều điểm trạm đã ghi nhận được nhiệt độ tối thấp ngày dưới 0o C, đặc biệt là đã xảy ra hiện tượng tuyết rơi.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Võ Văn Hòa, Vũ Anh Tuấn, Nguyễn Văn Khiêm, Nguyễn Thị Thanh Hoài, Nguyễn Vĩnh An (2019), Nghiên cứu xác định các đợt lạnh bất thường trong các tháng chính đông trên khu vực Bắc Bộ trong giai đoạn 1979-2017. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 702, 50-59.

Tài liệu tham khảo

1. Phan Văn Tân và cộng sự, (2010), Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu đến các yếu tố và hiện tượng khí hậu cực đoan ở Việt Nam, khả năng dự báo và giải pháp chiến lược ứng phó. Báo cáo Tổng kết Đề tài KHCN cấp Nhà nước, mã số KC08.29/06-10.

2. Đỗ Huy Dương (2013), Nghiên cứu mô phỏng một số yếu tố và hiện tượng khí hậu cực đoan bằng mô hình khí hậu khu vực. Luận án tiến sĩ ngành khí hậu học, 185tr.

3. Cheong, W.K., Timbal, B., Golding, N., Sirabaha, S., Kwan, K.F., Cinco, T.A., Archevarahuprok, B., Vo, V.H., Gunawan, D., Han, S. (2018), Observed and modelled temperature and precipitation extremes over Southeast Asia from 1972-2010. International Journal of Climatology, 38, 3013-3027.