Tác giả

Đơn vị công tác

1Trung tâm quốc gia dự báo KTTV

2Vụ Khoa học Kỹ thuật

3Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ

Tóm tắt

Do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, của hiện tượng La Nina và En Nino, tình hình khí tượng thủy văn trên thế giới, khu vực và ở nước ta trong 5-7 năm gần đây, cũng như trong năm 2000 có những diễn biến rất phức tạp. Thiên tai lớn, dị thường vượt qua những nhận thức hiện tại của con người đã xảy ra ngày một thường xuyên hơn, diễn biến phức tạp hơn, gây hậu quả thật khó lường hết được, ngay cả ở những nước có trình độ khoa học công nghệ tiên tiến, công nghiệp phát triển. Thiên tai dị thường gây thiệt hại rất lớn đang diễn ra ở nhiều nước trên thế giới như ở Anh, Pháp, Thụy Sĩ, Italia,... và nhiều nước châu Á như muốn cảnh báo với chúng ta phải cảnh giác đến mức cao nhất với những biểu hiện bất thường của bão mạnh, mưa, lũ, lụt lớn ở mọi miền đất nước. Việc cảnh báo, dự báo sớm những hiện tượng thời tiết, thủy văn dị thường là một trong những vấn đề đặc biệt khó khăn của khoa học, công nghệ thế giới hiện nay. Vì thế, việc nghiên cứu tìm hiểu và tiếp tục nhận thức về các hiện tượng thiên tai là rất cần thiết. Chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể chủ động hơn trong phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại ở nước ta, nơi thường xuyên chịu tác động rất mạnh của những hoạt động bất bình thường của thời tiết, của biến đổi khí hậu toàn cầu.                                                         .

Chính trong bối cảnh thiên nhiên biến động đó, liên tiếp 2 năm. 1998, 1999, thiên tai quá lớn đã tác động đến mọi miền đất nước, đặc biệt, là miền Trung. Rồi năm 2000, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã phải đương đầu với trận lũ lụt lớn nhất kể từ năm 1926 đến nay (kể từ khi có quan trắc thủy văn một cách hệ thống tại ĐBSCL), đỉnh lũ tại Tân Châu và Châu Đốc tương đương lũ năm 1961, 1966; ngập lụt lớn nhất ở vùng Đồng Tháp Mười. (ĐTM), tứ giác Hà Tiên và vùng lân cận, lớn hơn lũ lụt đặc biệt lớn năm 1978, 1996 khoảng 20 đến 60cm, có nơi nghiêm trọng hơn; lũ lụt đặc biệt lớn ở vùng tứ giác Long Xuyên (TGLX).

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Lê Bắc Huỳnh, Bùi Văn Đức, Phạm Văn Đức (2000), Nhận xét bước đầu về lũ lụt năm 2000 ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 480, 1-9.

Tài liệu tham khảo

1. Tổng cục KTTV. Báo cáo “Bước đầu đánh giá về lũ lụt năm 2000 ở đồng bằng sông Cửu Long. Báo cáo của TCK IIV tại Hội nghị của Chinh phủ về “Khắc phục hậu quả lũ lụt ở các tỉnh ĐBSCL” Đồng Tháp, 10-11-2000.

2. Tổng cục KTTV. Nguyên nhân hình thành và đặc điểm lũ lụt sông Cửu Long. Báo cáo của TC KTTV tại Hội nghị của Chính phủ về lũ lụt năm 1996. TP. Hồ Chí Minh, 1997.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Quy hoạch lũ Đồng bằng sông Cửu Long, 1999.