Tác giả
Đơn vị công tác
1Đài khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ
2Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN
Tóm tắt
Trong bài này. mô hình qui mô vừa MM5 được ứng dụng để khảo sát khả năng dự báo các sự kiện mưa lớn trong thời kỳ 2005-2007 ờ khu vực Nam Trung Bộ. cấu hình mô hình gồm hai miền tính lồng nhau, tương tác hai chiều: Miền ngoài (D01) gồm 82 x102 điểm lưới, bao phủ một miền từ 5°N-25°N và từ 95°E-125°E; và miền trong (D02) gồm 85 X 85 điểm lưới, trải từ 8°N-15°N và từ 105°E-112°E, bao gồm cả khu vực Nam Trung Bộ. Độ phân giải ngang của miền D01 và D02 tương ứng là 27km và 9km theo cả hai chiều Nam-Bắc và Táy - Đông.
Hai thí nghiệm đã được thực hiện: 1) Chạy mô hình dự báo cho các đợt mưa lớn điển hình xảy ra trên khu.vực Nam Trung Bộ thời kỳ 2005-2007 với 3 sơ đồ tham số hóa đối lưu khác nhau là sơ đồ Kuo (Ku), sơ đồ Betts-Miller (BM)-và sơ đồ Grell (Gr); 2) Chạy mô hình dự báo cho tất cả 23 đợt mưa lớn trong thời kỳ nói trên, trong đó các đợt mưa lớn này được chia làm 3 nhóm căn cứ vào các dạng hình thế synốp gây mưa. Việc đánh giá kết quả dự báo được thực hiện khi sử dụng số liệu quan trắc từ 20 trạm khí tượng trên khu vực nghiên cứu.
Kết quả nhận được cho thấy, khi sử dụng MM5 đề dự báo mưa lớn trên khu vực Nam Trung Bộ, trong số các sơ đồ tham số hóa đối lưu, sơ đồ BM cho lượng mưa và phân bố không gian của mưa tốt hơn một ít. Diện mưa mõ hình thường nhỏ diện mưa quan trắc trong điều kiện mưa do ảnh hưởng của không khi lạnh (KKL), nhưng lớn hơn trong các hình thế chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới. Mưa dự báo có xu hướng vượt quá quan trắc trong các hình thế bão, áp thấp nhiệt đới, và thấp hơn quan trắc trong các điểu kiện có sự kết hợp giũa KKL và bão, áp thấp nhiệt đới hoặc dải hội tụ nhiệt đới. Nói chung, MM5 có thể dự báo được các sự kiện mưa lớn trên khu vực Nam Trung Bộ, nhưng cho kết quả dự báo tốt hơn một ít trong các điểu kiện mưa gây ra do sự hoạt dộng của xoáy thuận nhiệt đới hoặc có sự tương tác giữa chúng với KKL.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Nguyễn Đăng Quế (2009), Thử nghiệm dự báo mưa lớn khu vực Nam Trung bộ bằng mô hình MM5. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 580, 9-18.
Tài liệu tham khảo
1. Chien Fang-Ching, Jou Ben Jong-Dao (2004), “MM5 Ensemble Mean Precipitation Forecasts in the Taiwan Area for Three Early Summer Convective (Mei-Yu) Seasons". Weather and Forecasting, Volume 19, page 735-750.
2. Chien Fang-Ching, Ying-Hwa Kuo, Ming-Jen Yang (2002), "Precipitation Forecast of MM5 in the Taiwan Area during the 1998 Mei-yu Season”. Weather and Forecasting, Volume 17, page 739-744.
3. Colle Brian A., Clifford F. Mass and Kenneth J. Westrick (2000): “MM5 Precipitation Verification over the Pacific Northwest during the 1997-99 cool Seasons”. Weather and Forecating, Volume 15, page 730-744.
4. Colle Brian A., Clifford F. Mass and Kenneth J. Westrick (2000): “MM5 Precipitation Verification over the Pacific Northwest during the 1997-99 Cool Seasons”. Weather and Forecasting, Volume 15, page 730-744.
5. Colle Brian A., Kenneth J. Westrick, and Clifford F. Mass (1999): “Evaluation ofMM5 and Eta-10 Precipitation Forecasts over the Pacific Northwest during the cool season”. Weather and Forecasting, Volume 14, page 137-154.
6. Frank p. Colby (2004): “Analysis of the Texas Norther: Case study”, 20th Conference on Weather Analysis and Forecasting/16th Conference on Numerical Weather Prediction.
7. Kotroni V. and K. Lagouvardos (2004): “Evaluation of MM5 High-Resolution Real-Time Forecasts over the Urban Area of Athens, Greece". Journal of Applied Meteorology, Volume 43, page 1666-1678.
8. Wang w., and Nelson L. Seaman (1997): “A Comparison study of Convective Parameterization Schemes in a Mesoscale Model". Monthly Weather Review, Volume 125, page 252-273.