Tác giả

Đơn vị công tác

1Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

2Đài Khí tượng Thủy văn Thanh Hóa

3Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Tóm tắt

Thanh Hóa là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng của hạn hán. Tuy nhiên, rất ít công trình nghiên cứu đánh giá hạn hán cho tiểu vùng Thanh Hóa, do thiếu số liệu quan trắc, khó có thể nắm bắt diễn biến theo không gian về tình trạng hạn hán. Lượng mưa của CHIRP (Climate Hazards Group Infrared Precipitation with Station) với thời kỳ dài (1981- hiện tại), độ phân giải cao (5km), có tiềm năng lớn trong giám sát, cảnh báo và dự báo sớm hạn hán. Nhằm mục đích xây dựng công nghệ cảnh báo sớm hạn hán cho khu vực tỉnh Thanh Hóa. Bài báo bước đầu nghiên cứu đánh giá sử dụng lượng mưa tháng của CHIRP .Chỉ số chuẩn hóa lượng mưa (SPI) theo các quy mô thời gian khác nhau (1, 3, 6 và 12 tháng) được tính toán xác định các sự kiện hạn KT. Kết quả cho thấy, lượng mưa tháng của CHIRP khá phù hợp với quan trắc và có thể nắm bắt được các đặc điểm hạn KT cho tỉnh Thanh Hóa, và xác định 6 sự kiện hạn KT điển hình, nghiệm trọng nhất sự kiện năm 1990 - 1994 và 2015 - 2016. Hạn có xu thế xảy ra trên hầu khắp tỉnh Thanh Hóa; hạn nặng nổi trội ở phía bắc và phía tây bắc với tần suất 8 - 9%, hạn rất nặng nổi trội ở vùng phía đông nam và tây nam tỉnh Thanh Hóa với tần suất 3 - 4%. Hạn khí tượng nghiêm trọng có tác động đáng kể đến sức khỏe thực vật và cây trồng ở Thanh Hóa.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Nguyễn Viết LànhNguyễn Văn Dũng, Trịnh Hoàng Dương, Trần Thị Tâm (2018), Sử dụng lượng mưa vệ tinh đánh giá khả năng hạn khí tượng dựa trên chỉ số SPI cho khu vực tỉnh Thanh Hóa. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 696, 1-9.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Thắng (2014), Nghiên cứu xây dựng công nghệ dự báo và cảnh báo sớm hạn, Đề tài cấp nhà nước KC.08.17/11-15.

2. Bokusheva, R., Kogan, F., Vitkovskaya, I., Conradt, S., Batyrbayeva, M. (2016), Satellitebased vegetation health indices as a criteria for insuring against drought-related yield losses, Agric. For. Meteorol, 220, 200-206.

3. Funk, C., Peterson, P., Landsfeld, M., Pedreros, D., Verdin, J., Shukla, S., Husak, G., Rowland, J., Harrison, L., Hoell, A., Michaelsen, J. (2015), The climate hazards infrared precipitation with stations-a new environmental record for monitoring extremes. PMCID: PMC4672685. 

4. McKee, T.B., Doesken, N.J., Kleist, J. (1993), The relationship of drought frequency and duration to time scales. In Proceedings of the Eighth Conference on Applied Climatology, Anaheim, CA, USA, 17-22 January.

5. Tan, C., Yang, J., Li, M. (2015), Temporal-spatial variation of drought indicated by spi and spei in ningxia hui autonomous region, china. Atmosphere, 1399-1421. 

6. WMO (2006), Drought monitoring and early warning:concepts, progress and future challenges.24p. 

7. WMO (2012), Standardized Precipitation Index User Guide, WMO-No.1090.

8. ftp://chg-ftpout.geog.ucsb.edu/pub/org/chg/products/CHPclim/netcdf/

9. NOAA. Avhrr Vegetation Health Product. Available online: https://www.star.nesdis.noaa.gov/smcd/emb/vci/VH/vh_ftp.php.