Tác giả
Đơn vị công tác
1Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn tỉnh An Giang
Tóm tắt
Tứ giác Long Xuyên (TGLX) có diện tích đất tự nhiên khoảng 4000km2, được bao bọc bổi 5 tuyến đê "tự nhiên" là quốc lộ 91 chạy song song vối bờ hữu sông Hậu đoạn từ Châu Đốc đến Vàm cổng, bờ nam kênh Vĩnh Tế, bờ đông kênh Hà Giang, lộ Rạch Giá - Hà Tiên và lộ Cái sắn. Thổ nhưỡng TGLX khá phức tạp, từ nam kênh Tri Tôn về đến kênh Cái sắn là đất phù sa phèn nhẹ, từ bắc kênh Tri Tôn lên đến kênh Vĩnh Tê rồi kéo dài tận Hả Tiên thường được gọi là khu vực Bắc Hà Tiên chủ yểu là đất chua phèn, mặn, than bùn, lòng sông cổ. Địa hình TGLX, ngoại trừ 2 huyện miền núi Tịnh Biên và Tri Tôn, còn lại khá bằng phẳng với cao trình phổ biến là 1,00m; hơi nghiêng theo hưổng tít kênh Vĩnh Tế về đến kênh Cái sắn và tít bồ sông Hậu đến bồ biển Tây vối độ dốc khoảng lcm/km . Trước năm 1999, cầu cống nằm trên 5 tuyến đê vừa nêu trên đều thông thoáng tự do với dòng chảy sông Hậu, dòng triều biển Tây và dòng lũ tràn từ vùng trũng Campuchia chảy lan tỏa khắp tứ giác bởi hệ thống kênh rạch dày đặc.
Những đặc điểm vừa trình bày trên của TGLX liên kết lại vói nhau tạo ra một chế độ thủy văn vùng trũng khá điển hình của hạ lưu lưu vực sông Mê-công nói riêng và của Việt Nam nói chung với sự hiện diện đầy đủ các quá trình thủy văn như lũ, ngập lụt, chảy tràn, hạn kiệt, mặn, chúa phèn...Vào mùa mưa, ngoài lượng nước mưa tại chỗ, TGLX đón nhận lượng nước lũ từ sông Hậu theo kênh rạch và lượng nước từ vùng trũng Campuchia qua tuyển 7 cầu trên lộ Châu Đốc đi Nhà Bàng chảy vào làm ngập lụt tứ giác sâu và dài ngày. Lượng nưổc ngập lụt của TGLX được tiêu ra biển Tây, về đầm Đông Hồ, về nam cần Thơ và một phần nhỏ trở lại sông Hậu . Quá trình lũ và ngập lụt chi phối lớn đến sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội TGLX, nhất là vào các năm có lũ lớn.
Để giảm ngập lụt cho TGLX, sau một thời gian nghiên cứu, đến đầu năm 1997, Chính phủ khởi công xây dựng hệ thống công trình tiêu thoát lũ ra biển Tây và đến đầu mùa lũ 1999 đã hoàn thành các hạng mục sau đây:
- Xuất phát từ kênh Vĩnh Tế, đào thêm các kênh T4, T5 và T6 băng qua khu vực Bắc Hà Tiên đổ vào kênh Rạch Giá - Hà Tiên.
- Mỗ thêm các cửa tiêu nước ra biển Tây như Lung Lớn (ứng với T6), Tuần Thống (ứng với T5) và T6 (ứng với T6).
- Xây dựng các đập ngăn mặn phía biển Tây.
- Xây dựng đập tràn cao - su Tha La và Trà Sư ngăn dòng lũ từ vùng trũng Campuchia chảy qua 7 cầu đổ vào TGLX.
Các hạng mục công trình này đã làm biến đổi quy luật dòng chảy lũ của TGLX. Vì vậy nghiên cứu sự biến đổi đó, xác lập được quy luật mới, làm nền tảng cho việc đánh giá hiệu quả của công trình tiêu thoát lũ ra biển Tây, làm cơ sở khoa học cho công tác quy hoạch xây dựng và phát triển kinh tế xã hội trong TGLX thời kỳ "hậu công trình" là hết sức cấp bách.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Bùi Đạt Trâm (2000), Diễn biến dòng chảy lũ tứ giác Long Xuyên sau khi có hai đập tràn cao - su Tha La và Trà Sư. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 479, 1-14.
Tài liệu tham khảo
1. Các tư liệu về hệ thống công trình tiêu thoát lũ ra biển Tây của Bộ NN và PTNT, tỉnh An Giang và Kiên Giang.
2. Bùi Đạt Trâm. Chế đệ thủy văn vùng tứ giác Long Xuyên.-Đề tài cẩp Nhà nưốc thuộc Chương trình Điều tra tổng hợp Đồng bằng sông cửu Long giai đoạn II (60-02), 1982-1984.
3. Bùi Đạt Trâm. Sóng lũ nhỏ vận động trên các biên vào và ra của tứ giác Long Xuyên.- Tạp chí KTTV, số 1 năm 1999 .
4. Tô Văn Trường. Xây dựng cơ sổ dữ liệu thống nhất cho mô hình toán tính lũ đồng bằng sông cửu Long.- Đề tài độc lập cấp Nhà Nước, Bộ KH - CN và MT, Hà Nội, 2000.
5. Hydrological Center of Italia. Inventory, Exploration and Management for Water Resources, 1992 .