Tác giả

Đơn vị công tác

1Tổng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam
2Cục Viễn thám Quốc gia
3Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia

Tóm tắt

Rừng ngập mặn (RNM) là hệ sinh thái đặc trưng ở vùng ven biển nhiệt đới, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với đời sống của người dân trong vùng và có những giá trị to lớn trong việc bảo tồn, bảo vệ môi trường và tài nguyên sinh vật. Ngoài ra, RNM còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ vùng cửa sông chống lại các tác động của sóng, đặc biệt là sóng bão. Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu (BĐKH) ngày càng ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống người dân, nhất là cộng đồng dân cư ven biển. Sóng, bão, nước dâng do triều cường,... thường xuyên đe doạ tài sản, tính mạng của một bộ phận không  nhỏ cư dân ven biển. Việc bảo tồn RNM trước đe dọa của BĐKH gây ra có giá trị to lớn về nhiều mặt. Những cánh RNM tạo ra sự vành đai bảo vệ các vùng ven biển chống lại nước biển dâng cao và tấn công của bão. Để đánh giá vai trò của một số kiểu RNM trồng trong việc thích ứng với nước biển dâng (NBD) ở khu vực ven biển xã Đại Hợp, Kiến Thụy, Hải Phòng, chúng tôi đã tiến hành xác định thành phần đa dạng sinh học thảm thực vật RNM, các kiếu cấu trúc, độ che phủ của tán rừng, khả năng phát tác của cây ngập mặn cũng như đánh giá khả năng  thích ứng của thảm thực vật RNM dưới tác động của nước biển dâng.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Lê Xuân Tuấn, Nguyễn Hải Đông, Trần Hồng Thái (2014), Nghiên cứu tác động của mực nước biển dâng đối với rừng ngập mặn xã Đại Hợp, Kiến Thụy, Hải Phòng và các giải pháp thích ứngTạp chí Khí tượng thủy văn 643, 33-39.

Tài liệu tham khảo

1. Phan Nguyên Hồng (2004), Hệ sinh thái RNM vùng ven biển đồng bằng sông Hồng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
2. Phan Nguyên Hồng và Lê Xuân Tuấn (2008). Rừng ngập mặn và khả thích ứng với mực nước biển dâng. Báo cáo tại Hội thảo về Biến đổi khí hậu toàn cầu và các giải pháp ứng phó của Việt Nam. Hà Nội và Nam Định, 26-29/02/2008.
3. Phạm Hoàng Hộ, 1991-1999. Cây cỏ Việt Nam. NXB Trẻ. 3 tập.
4. Nguyễn Hoàng Trí (1999), Sinh thái học rừng ngập mặn. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 272 tr.
5. Blasco, F., 1984. Climatic factors and the biology of mangrove plants. In the M.E. Research methods. Ed. by S.C. Snedaker and J.G. Snedaker. UNESCO Paris: 18-35.
6. Braun-Blanquet (1964), . Plant sociology: The study of plant communities. Mc Graw – Hill, New York: 439pp.
7. Field C.D, (1995), Impacts of expected climate change on mangroves. Hydrobiologia 295 (1-3): 75-81.
8. IUCN - The World Conservation Union. (2006), Managing Mangroves for Resilience to Climate Change. IUCN Resilience Science Group Working Paper Series No. 2.
9. Le Xuan Tuan, 2012. Preliminary assessment of sea level rise impacts to coastal ecosystems in Thua Thien- Hue.VNU Journal of Science, Earth Sciences 28:140-151.