Tác giả

Đơn vị công tác

1Khoa Khí tượng Thủy văn - Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Tóm tắt

Thông qua trường độ cao địa thế vị và đường dòng trên các mực đẳng áp chuẩn 1000hPa, 850hPa, 700hPa và 500hPa xây dựng từ số liệu tái phân tích ERA Interim trong thời kỳ 1981-2015, nghiên cứu đã xác định được đặc điểm hoạt động trong năm của áp thấp Aleut (AL). Kết quả cho thấy, trong thời gian hoạt động (từ tháng 9 đến tháng 5), AL có sự thay đổi cả về cường độ, vị trí và phạm vi hoạt động, trong đó có cường độ mạnh nhất trong các tháng chính đông. Hơn nữa, AL có cường độ mạnh thì vị trí và phạm vi hoạt động dịch chuyển và mở rộng về xích đạo đồng thời lấn sang phía tây. Theo chiều cao, AL suy yếu dần đồng thời có vị trí dịch dần sang phía tây. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, rãnh Đông Á (EAT) chính là hệ thống được tạo ra từ sự suy yếu của AL và EAT sâu hơn, có vị trí lệch tây hơn trung bình trong các tháng AL có cường độ mạnh, ngược lại, EAT nông hơn, có vị trí lệch đông hơn trong các tháng AL có cường độ yếu. Về dòng gió ở trên cao phía sau EAT, kết quả cho thấy nó thiên nam hơn trong các tháng AL có cường độ mạnh và thiên đông hơn trong các tháng AL có cường độ yếu.
 

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Trần Đình Linh, Phạm Minh Tiến, Chu Thị Thu Hường (2020), Đặc điểm hoạt động trong năm của áp thấp Aleut. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 709, 25-32.

Tài liệu tham khảo

1. American Meteorologycal Society (2012), Atletian Low, Meteorology Glossary http://glossary.ametsoc.org/wiki/Aleutian_low.
2. Chu Thị Thu Hường và cs (2018), Nghiên cứu sự dịch chuyển mùa của các hệ thống gió mùa và ảnh hưởng của nó đến sự biến động thời tiết trên khu vực Việt Nam. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.
3. Hartmann, B., Wendler, G., (2005), The significance of the 1976 Pacific climate shift in the climatology of Alaska. Journal Climate, 18, 4824-4839.
4. Rodionov, S.N., Overland, J.V., Bond, N.A., (2005), The Aletian low and Winter climatic conditions in the Bering sea, Part 1: Classification. Journal climate, 18, 160-177.
5. Chen, Y., Zhai, P., (2011), Interannual to decadal variability of winter Aleutian low intensity during 1900-2004. ACTA Meteorologica Sinica, 25 (6), 710-724.
6. D’Arrigo, R., Wilson, R., Panagiotopoulos, F., Wu, B., (2005), On the long-term interannual variability of the east Asian winter monsoon. Geophysical Research Letters, 32, L21706, Doi:10.1029/2005GL023235.
7. Nguyễn Viết Lành, Phạm Minh Tiến (2016), Nghiên cứu mối quan hệ giữa xâm nhập lạnh xuống Việt Nam và áp thấp Aleut. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các khoa học Trái đất và Môi trường, 32 (3S), 148-152.
8. Trần Việt Liễn (2010), Giáo trình Khí hậu Việt Nam. Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường.
9. Thái Thị Thanh Minh, Trần Thị Huyền Trang (2015), Rãnh Đông Á và sự biến đổi của nó qua những thập kỷ gần đây. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 655, 23-30.