Tác giả
Đơn vị công tác
1 Trung tâm Động lực học Thủy khí Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội
2 Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Thủy lợi miền Trung
Tóm tắt
Các tỉnh ven biển của đồng bằng sông Hồng có nền nông nghiệp tương đối phát triển. Tuy nhiên, các tỉnh ven biển bị ảnh hưởng rất lớn bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan như: bão, lũ lụt, hạn hán…Hạn hán (Xâm nhập mặn)là một trong những vấn đề ảnh hưởng và được quan tâm chính là nguồn nước cung cấp tưới. Do đó, việc đánh giá chất lượng nước tưới (độ mặn) được lấy tại các con sông là vấn đề cấp thiết. Trong hệ thống đồng bằng sông Hồng, sông Ninh Cơ là nhánh sông lớn có sức ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống sông và đặc biệt ảnh hưởng đến tỉnh Nam Định. Nguồn nước tưới được lấy trên sông Ninh Cơ qua các cửa lấy nước theo định tính mà chưa có nghiên cứu nào đánh giá theo thời gian để có thể xác định được thời gian lấy nước tưới cho phù hợp. Chính vì vậy, nghiên cứu sử dụng mô hình MIKE 3 để tính toán và đánh giá khả năng lấy nước tưới của sông Ninh Cơ qua các cửa lấy nước theo thời gian trong mùa kiệt để đưa ra phương án lấy nước phù hợp cung cấp nước tưới nông nghiệp cho các huyện Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Xuân Trường, Trực Ninh thuộc tỉnh Nam Định.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Nguyễn Bách Tùng, Đặng Đình Đức, Trần Vinh Quang, Nguyễn Đại Trung (2020), Đánh giá ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến các công trình lấy nước tưới vào thời kì kiệt của sông Ninh Cơ. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 710, 43-57.
Tài liệu tham khảo
1. Hồ Việt Cường và cs (2016-2019), Đề tài cấp Quốc gia KC.08.05/16-20 “Nghiên cứu đánh giá xu thế diễn biến, tác động của hạn hán, xâm nhập mặn đối với phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng - Thái Bình và đề xuất các giải pháp ứng phó”. Phòng TNTĐ Quốc gia về ĐLH Sông biển.
2. Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Nam Định (2010), Báo cáo tóm tắt quy hoạch phát triển thủy lợi Nam Định đến năm 2020 và định hướng phát triển tới năm 2030.
3. http://www.dangcongsan.vn/preview/newid/235272.html (2014), Nguy cơ tăng diện tích xâm nhập mặn vùng ven biển Bắc Bộ.
4. QCVN 08-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
5. Tiêu chuẩn quốc gia, TCVN 9901: 2014, Công trình Thủy lợi – yêu cầu thiết kế đê biển
6. DHI Water & Environment. MIKE 11 A Modelling System for Rivers and Channels. Reference Manual, 472 pp.
7. Mike 3 Environmental hydraulics Advecsion - Dispersion Module Scientific Documenttion, DHI software 2004.
8. Nguyễn Như Khuê (1986), Modelling of tidal propagation and salility intrusion in the Mekong main estuarine system, Technical paper, Mekong Secretariat.
9. Nguyễn Tất Đắc, Nguyễn Văn Điệp, Nguyễn Minh Sơn (1988), Mô hình tính toán dòng chảy và chất lượng nước trên hệ thống kênh, sông (WFQ87) và kỹ thuật chương trình, Uỷ ban Quốc gia về Chương trình Thuỷ văn Quốc tế của Việt Nam.
10. Nguyễn Thị Hằng (2011), Nghiên cứu xâm nhập mặn và đề xuất các giải pháp kiểm soát mặn phục vụ phát triển kinh tế xã hội cho khu vực hạ lưu sông Mã. Luận văn thạc sĩ, Trung tâm Biến đổi khí hậu, Viện Khí tượng - Thủy văn và Môi trường.
11. Nguyễn Thị Thu Hằng (2009), Xây dựng chương trình dự báo xâm nhập mặn cho khu vực đồng bằng sông Hồng - Thái Bình, Đề tài cấp Bộ.
12. Quy hoạch sử dụng và bảo vệ nguồn nước lưu vực sông Hồng (DLTV VN)
13. Trần Thanh Xuân (2007), Đặc điểm thủy văn và nguồn nước sông Việt Nam, NXB Nông Nghiệp.
14. Phạm Thị Hoài, Vũ Chí Linh, Võ Tuấn Anh (2015), “Đề xuất giải pháp thích ứng cho cộng đồng dân cư vùng ven biển Bắc Trung Bộ bị ảnh hưởng xâm nhập mặn”