Tác giả
Đơn vị công tác
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
Tóm tắt
Dự án cải tạo Đập Đá nhằm cải thiện môi trường, bổ sung lượng nước cho vùng hạ lưu sông Hương. Sau khi cải tạo Đập Đá, chất lượng nữởc, dòng chày trên các sông nhánh (trừsông Như Ý) có sự thay đổi lớn theo hướng tích cực. Vào mùa khô, mực nước trên các sông nhánh tăng 0,5m, lưu lượng tăng 0,3 - 6m3/s với tổng lượng nước bổ sung trên 4,6 triệu m3/tháng. Giá trị DO tăng từ 3,5 - 6,0 mg/l, BOD5 giảm từ3mg/l xuống 0,7mg/l so với hiện đại. Hiệu quả của cải tạo Đập Đá rất lớn vào mùa lũ, nhưng làm tăng nguy cơ ngập úng đất trổng lúa trong các trận lũ tiểu mãn khi mực nước đỉnh lũ vượt quá cao trình đê. cân tăng hiệu quả của dự án cải tạo Đập Đá, nên tiến hành công tác nạo vét, khơi thông dòng chảy trên sông Như Ý.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Trần Hữu Tuyên, Hoàng Ngô Tự Do ( 2015), Đánh giá sự biển đổi dòng chảy vùng hạ lưu Sông Hương sau khi cải tạo đập đá, thành phố Huế. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 649, 33-38.
Tài liệu tham khảo
- Huỳnh Công Hoài, 2010, Đánh giá sự biến động của dòng chảy và môi trường nếu loại bỏ một số cống đập trên vùng hạ du khi có các công trình thủy lợi - thủy điện trên dòng chính sông Hương, Báo cáo tổng kết đề tài, Tài liệu lưu trữ.
- Sờ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2014, Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Cải tạo Đập Đá, phường Phú Hội - Vỉ Dạ, thành phố Huế, Công ty TNHH Môi trường QuíThịnh.
- Trần Hữu Tuyên, 2014, Nghiên cứu ứng dụng bộ mô hình MIKE dự báo theo thời gian thựcsựthay đổi chế độ dòng chảy và chất lượng nước phục vụ phát triển kinh tế-xã hội vùng đầm phá Tam Giang - cáu Hai, Báo cáo tổng kết đề tài, Tài liệu lưu trữ.
- UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Thông báo số2020/UBND-XDHTngày 13/09/2014 cho phép tiến hành dựán Cải tạo Đập Đá.