Tác giả

Đơn vị công tác

1Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đồng bằng Bắc Bộ

Tóm tắt

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu xây dựng các phương trình dự báo hạn mùa cho số đợt không khí lạnh trong các tháng mùa đông trên khu vực Bắc Bộ dựa trên cách tiếp cận dự báo hoàn hảo. Các nhân tố dự báo được lựa chọn là các chỉ số gió mùa mùa đông dựa trên nghiên cứu của Li Yueqing và Yang Song (2010). Các phương trình dự báo được xây dựng dựa trên phương pháp hồi qui tuyến tính đơn biến và đa biến trong đó sử dụng bộ số liệu từ 1992 - 2015 để làm tập số liệu phụ thuộc. Kết quả đánh giá cho thấy phương trình dự báo đa biến cho kết quả dự báo tốt nhất. Phương trình dự báo này được sử dụng để thử nghiệm dự báo trong điều kiện nghiệp vụ dựa trên số liệu dự báo hạn mùa của ECMWF. Kết quả đánh giá cho các năm 2011 - 2016 cho thấy phương trình dự báo đã dự báo khá tốt tổng số đợt lạnh, đặc biệt là các dự báo thực hiện từ tháng 8.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Đinh Hữu Dương, Võ Văn Hòa (2018), Thử nghiệm dự báo hạn mùa số đợt không khí lạnh trong các tháng chính đông dựa trên cách tiếp cận dự báo hoàn hảo. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 696, 54-61.

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Thị Thanh Thủy (2013), Một số đặc điểm hoạt động của gió mùa mùa đông trên khu vực Việt Nam. Luận văn thạc sỹ chuyên ngành khí tượng.

2. Nguyễn Viết Lành và Chu Thị Thu Hường (2005), Xây dựng trường độ cao địa thế vị trên khu vực Châu Á và lân cận trong các tháng mùa đông. Tạp chí KTTV số 534.

3. Nguyễn Viết Lành và các cộng sự, (2007), Nghiên cứu ảnh hưởng của gió mùa Á – Úc đến thời tiết, khí hậu Việt Nam. Báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp Bộ.

4. Trần Công Minh, (2003), Thử nghiệm cải tiến chỉ tiêu dự báo không khí lạnh các tháng cuối đông bằng phương pháp synop. Đề tài NCKH cấp Đại học quốc gia Hà Nội, mã số QT00-28.

5. Trần Công Minh, (2005), Dấu hiệu synop dùng trong dự báo hạn 2-3 ngày đối với các đợt xâm nhập lạnh vào Việt Nam”. Tạp chí khoa học của Đại học quốc gia Hà Nội, số 3PT.

6. Phan Văn Tân và cộng sự, (2014), Nghiên cứu xây dựng hệ thống mô hình dự báo hạn mùa một số hiện tượng khí hậu cực đoan phục vụ phòng tránh thiên tai ở Việt Nam. Báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp Nhà nước, mã số ĐT.NCCB-ĐHUD.2011-G09.

7. Bingyi Wang and Jia Wang, (2002), Siberian High and East Asian Winter Monsoon, Peophysiccal research letters, vol 29, No.19,1897, doi: 10,1029/2002, GL015373.

8. Ding Yihui, etc, (2014), Interdecadal Variability of the East Asian Winter Monsoon and its Possible Links to Global Climate Change‖, J. Meteor. Res., 28(5), 693, 713, 10.1007/s13351 -014- 4046.

9. Gong D.Y and C.H. Ho, (2002), The Siberia High and climate change over middle to high latitude Asia. Theol. Appl. Climatol. 72, 1 -9.

10. Li Yueqing and Yang Song, (2010), A dynamical index for the East Asian Winter Monsoon. Journal of Climate, Vol. 23, issue 15, pp 4255-4262.