Tác giả

Đơn vị công tác

1Trường Cán bộ KTTV Hà Nội

Tóm tắt

Việc nghiên cứu, dự báo dông nói chung, dông nhiệt nói riêng, ở nước ta hiện nay là một trong những vấn đề rất cấp bách. Nhu cầu thực tế của một số ngành kinh tế quốc dân đòi hỏi những bản tin dự báo dông có độ chính xác cao mới có thể tránh được những thiệt hại về người và của cũng nhữ kế hoạch hoá được trong sản xuất, đặc biệt là trong các ngành giao thông đường không, đường thủy.

Nhìn chung, trong công tác nghiệp vụ dự báo thời tiết ở nước ta cho đến nay, phương pháp synop vẫn là phương pháp chủ đạo, chưa có được một phương pháp khác thay thế. Do đặc thù của phương pháp này mà việc dự báo dông nhiệt cho một địa phương cụ thể gặp phải những khó khăn đáng kể. Như đã biết, dông nhiệt là một hiện tượng khí tượng có quy mô nhỏ, việc dự báo nó bằng phương pháp synop khó có thể tính hết được những nhân tố ảnh hưởng đến các quá trình hình thành và phát triển của chúng. Bởi vậy, để dự báo hiện tượng này được chính xác hơn, bên cạnh phương pháp synop cần phải có những phương pháp khách quan khác bổ trợ.

Một trong những phương pháp bổ trợ được sử dụng rộng rãi là phương pháp thống kê vật lý. Phương pháp thống kê vật lý dựa trên cơ sở xử lý tính tóan tập số liệu quan trắc, nghiên cứu mối quan hệ thống kê giữa hiện tượng cần dự báo với tập các nhân tố dự báo. Từ đó rút ra những quy luật thống kê mô tả quá trình hình thành, phát triển và tan rã của dông nhiệt, xây dựng các công thức dự báo hiện tượng.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Nguyễn Viết Lành (2000), Sử dụng hàm hồi quy từng bước để dự báo dông nhiệt thờĩ hạn 6-12 giờ cho khu vực Hà Nội trong các tháng nửa đầu mùa hè. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 479, 15-22.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Viết Lành. Sự tương quan giữa mưa rào và dông nhiệt ở Hà Nội với lượng mây tích ỏ Hoà Bình và Hà Nội trong áp thấp nóng phía tây vào thời kỳ nửa đầu mùa hè. Tạp chí Khí tượng Thuỷ vằn, tháng 5 năm 2000. Tr. 43-46.

2. Nguyễn Viết Lành, về khả năng sử dụng chỉ số độ bất Ổn định của khí quyển để dự báo dông phiệt trong các thang nửa đầu mùa hè ở Hà Nội. Tạp chí Khí tượng Thuỷ văn, tháng 7 năm 2000. Tr. 43-49.

3. Phan Văn Tân. Phương pháp thôhg kê trọng khí hậu. Đại học Quốc gia Hà Nội,1999. 237 trang.

4. Daniel S. Wilks. Statistical Methods in the Atmospheric Sciences. Academic Press San Diego California, 1995. 465 trang.