Tác giả

Đơn vị công tác

1Trung tâm Nghiên cứu khí tượng nông nghiệp

Tóm tắt

Mở rộng diện tích gieo cấy lúa xuân muộn đang là chủ trương lớn trong sản xuất lúa ở Đồng bằng Bắc Bộ. Để góp phần cùng các nhà nông nghiệp khẳng định cơ sở khoa học của việc chuyển những diện tích cấy lúa xuân sớm và xuân chính vụ sang xuân muộn ở những vùng có thể được, chúng tôi sẽ làm rõ thêm về khía cạnh các điểu kiện khí hậu nông nghiệp (KHNN) của giải pháp lớn này trên cơ sở tổng kết các quan trắc thực nghiệm khí tượng nông nghiệp (KTNN) tại Trạm thực nghiệm; khí tượng nông nghiệp Đồng bằng Bắc Bộ (dưới đây sẽ gọi tắt là Trạm Hoài Đức) từ 1992 đến 2000. Khi nghiên cứu các cơ sở KHNN của giải pháp này chúng tôi tập trung vào các nội dung sau đây:

1. Sự khác nhau về điều kiện nhiệt, ánh sáng, ẩm (bao gồm lượng mưa và độ ẩm không khí) trong các giai đoạn phát triển chủ yếu giữa 3 trà lúa (xuân sớm, chính vụ và xuân muộn),

2. Mức độ thuận lợi về mặt thời tiết và ảnh hưởng của các điều kiện thời tiết bất lợi đối với sự sinh trưởng, phát triển và hình thành năng suất lúa trong 3 trà lúa nói trên,

3. Quan hệ giữa nàng suất lúa và các điều kiện khí hậu nông nghiệp (KHNN) trong 3 trà lúa nói trên.

Để có cơ sở đánh giá mức độ khác nhau về điều kiện KHNN giữa các trà lúa xuân xin dẫn ra những chỉ tiêu về yêu cầu của lúa đối với các điều kiện nhiệt-độ, ánh sáng, và ẩm.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Ngô Sỹ Giai (2000), Điều kiện khí hậu nông nghiệp với vấn để mở rộng diện tích trồng lúa xuân muộn ở Đồng bằng Bắc Bộ. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 478, 11-19.

Tài liệu tham khảo

1. Ngô Sỹ Giai. Bước đầu đánh giá mức độ sử dụng và khai thác tài nguyên khí hậu nông nghiệp của một số cây trồng chính ở ba vùng đồng bằng trọng điểm ở Việt Nam. Báo cáo khoa học. Đề tài cấp Tổng cục Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn, Hà Nội. 1992.

2. Ngô Sỹ Giai và nnk. Kết quả bước đầu về nghiên cứu áp dụng các thông tin khí tương nông nghiệp phục vụ sản xuất hạt F1 lúa lai Trung Quốc ở Hoài Đức. Tập báo cáo các công trình nghiên cứu khoa học. Hội nghị khoa học lần thứ VI. Viện Khí tượng Thuỷ văn. Hà Nội, 1997.

3. Dương Hồng Hiên. Cơ sở thời vụ lúa chiêm xuân ở miền Bắc Việt Nam. NXB Nông nghiệp. Hà Nội, 1964.

4. Lê Quang Huỳnh. Tài nguyên khí hậu nông nghiệp và cơ cấu mùa vụ cây trồng ở đồng bằng Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. Tài liệu Hội thảo Dự án UNDP/VIE/86/025 "Khí tượng nông nghiệp phục vụ và tư vấn khí tượng nông nghiệp cho sản xuất nông nghiệp". Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn, Hà Nội, 1992.

5. Nguyen Duy Minh. Quang hợp. NXB Giáo dục, 1981.

6. Tanakakira. Bàn về sinh thái lúa nhiệt đới. NXB Nông nghiệp, 1971.

7. Phạm Ngọc Toàn - Phan Tất Đắc. Khí hậu Việt Nam. NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 1993.

8. Đánh giá các điều kiện khí tượng nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng và ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội trong vùng. Viện Khí tượng Thuỷ văn, 1993 (Tài liệu đánh máy).

9. Nguyễn Văn Viết, về tác động của những dao động khí hậu đến năng suất lúa - chiêm xuân trong những năm vừa qua và biện pháp ứng phó. Tuyển tập công trình nghiên cứu về biến đổi khí hậu. Tập I. Chương trình quốc gia của Việt Nam thực hiện Công ước khung củã Liên họp quốc về biến đổi khi hậu. Hà Nội, 1996.

10. 265 giống cây trồng mới. Trung tâm kiểm và khảo nghiệm giống cây trổng trung ương. NXB Nông nghiệp, 1999.

11. Yield response to water. FAO irrigation and drainage paper. No. 33.

12. The ASEAN user's manual for the ASEAN climatic atlas and compendium of  climatic statistics. ASEAN Secretariat. Jakarta - Indonesia 1990.

13. Agrometeorological advisory manual. Part 1. Rice. WMO/UNDP project INS/78/042. Working paper. No. 38. December 1982.