Tác giả
Đơn vị công tác
1Khoa Khí tượng Thủy văn & Hải dương học - Trường Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội
Tóm tắt
Trong bài này mô tả một sơ đồ dò tìm xoáy được xây dựng và ứng dụng cho việc mô phỏng sự hoạt động của bão khu vực Tây Bắc Thái Bình dương và Biển Đông từ sản phẩm của mô hình khí hậu khu vực RegCM3. Mô hình RegCM3 được chạy với số liệu tái phân tích ERA40 và nhiệt độ bề mặt biển O/SST. Miền tính mô hình khoảng từ 100°E-160°E và 0°N-320N, độ phân giải ngang 54km,thời gian tích phân từ OOUTC 01/12/1995 đến OOUTC 01/01/1997. Việc dò tìm xoáy được thực hiện trên các mực đẳng áp chuẩn dựa trên các chỉ tiêu độ xoáy tương đối, dị thường khí áp mực biển, dị thường nhiệt độ trên các mực đẳng áp, và sức gió phía ngoài. Kết quả thử nghiệm bước đầu cho thấy sơ đồ dò tìm xoáy kết hợp với sàn phẩm của RegCM3 đã mô phỏng được sự hoạt động của bão- xoáy thuận nhiệt đới trong năm 1996 trên khu vực nghiên cứu. số lượng bão mô phỏng khá gần với thực tế. Quĩ đạo bão mô phỏng nhìn chung phù hợp với qui luật chuyển động cùa bão trên khu vực nghiên cứu. Tuy nhiên, còn có sự khác biệt đáng kề của số lượng bão trong từng tháng giữa mô phỏng và quan trắc. Đánh giá chung, sơ đồ dò tìm xoáy có thể dược phát triển và áp dụng cho các mô hình khác trong nghiên cứu mô phòng sự hoạt động của bão.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Bùi Hoàng Hải, Phan Văn Tân (2009), Xây dựng sơ đồ dò tìm xoáy bão cho mô hình REGCM3 để mô phỏng sự hoạt động của bão trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương và Biển Đông. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 585, 1-8.
Tài liệu tham khảo
1. Bengtsson, M. Botzet, and M. Esh, (1995). Hurricane-type vortices in a general circulation model. Tellus, 47A, 175-196.
2. Carmargo, s. J., and S. E. Zebiak, (2002). Improving the Detection and Tracking of Tropical Cyclones in Atmospheric General Circulation Models. Wea. Forecasting, 17, 1152-1162.
3. Dickinson R.E., Errico R.M., Giorgi E, Bates G.T. (1989). A regional climate model for the western United States. Climatic Change, 15, 383-422.
4. Elguindi N., Bi X., Giorgi E, Nagarajan B., Pal J., Solmon E, Rauscher s., Zakey A. (2003). RegCM Version 3.0 User’s Guide. PWCG Abdus Salam ICTP.
5. Giorgi E, and Bates G. (1989). The Climatelogical Skill of a Regional Model over Complex terrain. Monthly Weather Review, 117, 2325-2347.
6. Grell G.A., Dudhia J. and Stauffer D.R. (1994). A description of the fifth-generation Penn State/NCAR mesoscale model (MM5), Tech. Note TN-398+IA, Technical report, National Center for Atmospheric Research.
7. Nguyen, K. c., and K. J. E. Walsh (2001). Interannual, decadal, and transient greenhouse simulation of tropical cyclone-like vortices in a regional climate model of the South Pacific. J. Climate, 14, 3043- 3054.
8. Phan Văn Tân, Hồ Thị Minh Hà (2008). Nghiên cửu độ nhạy của mô hình khí hậu khu vực RegCM3. Phẩn II: Ảnh hường của các sơ đồ tham số hóa đối lưu đến kết quá mô phỏng khí hậu hạn mùa khu vực Đông Nam Á. Tạp chi Khi tượng Thủy văn, Hà Nội, 10(574), tr. 1-11.
9. Walsh, K., and I. G. Watterson (1997). Tropical Cyclone-like Vortices in a Limited Area Model: Comparison with Observed Climatology. J. Climate, 10, 2204-2259.
10. Walsh, K. (1997). Objective Detection of Tropical Cyclones in High-Resolution Analyses. Mon. Wea. Rev. 125, 1767-1779.
11. Weatherford, c. L. and w. M. Gray (1988). Typhoon structrure as Revealed by Air Reconnaisance. Part I: Data Analysis and Climatology. Mon. Wea. Rev. 116, 1032-1043.
12. Webster, P.J., G.J. Holland, J. A. Curry, and H-R. Chang (2005). Changes in tropical cyclone number, duration and intensity in a warming environment. Science, 309, 1844-1846.