Tác giả
Đơn vị công tác
1Viện Địa chất và Địa vật lý biển, VAST
2Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc Gia
Tóm tắt
Trên cơ sở đặc điểm hình thái của sông có thể xác lập sự phát triển của sông Gianh (đoạn Cô Cang - Cửa Gianh) gồm 3 đoạn có đặc điểm khác nhau như sau: i) Đoạn sông uốn khúc Cô Cang - Cồn Tiên Xuân: dài 27,7 km, lòng sông hẹp (80 - 250 m), độ sâu đáy không ổn định (2 5 m), bãi bồi ven bờ phát triển mạnh ở bờ lồi và hoạt động xói lở diễn ra mạnh ở bờ lõm dưới tác động chủ yếu của động lực sông; ii) Đoạn sông bện (rối): cồn Tiên Xuân - Quảng Phú (dài 17,06 km): sông có dạng thẳng, lòng sông rộng (800-2.200m), bãi bồi giữa sông phát triển mạnh dưới tác động của dòng chảy sông và thủy triều; iii) Đoạn sông thẳng Quảng Phú - Cửa Gianh (9,23 km): sông thẳng, rộng (800 - 1.000 m), độ sâu đáy sâu lớn (8 - 12,5 m), hoạt động xói lở - bồi tụ diễn ra chủ yếu ở cửa sông bởi mối tương tác giữa động lực biển (sóng và thủy triều) và động lực sông. Xu thế phát triển chung của sông: i) Biến động mạnh ở đoạn sông uốn khúc bởi hoạt động xói lở - bồi tụ trầm tích; ii) Đoạn sông bện: chỉ biến động ở khu vực giữa sông bởi hoạt động xói lở - bồi tụ các bãi bồi; iii) Trong đoạn sông thẳng: khu vực cửa sông có thể dịch chuyển hoặc thu hẹp với mức độ không lớn.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Nguyễn Tiến Hải, Vũ Hải Đăng, Nguyễn Bá Thủy (2018), Tính phân đoạn và đặc điểm phát triển sông Gianh (đoạn Cô Cang - Cửa Gianh). Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 695, 29-35.
Tài liệu tham khảo
1. Cao Văn Chí, Trịnh Văn Cương (2003), Cơ học đất. Nxb Xây dựng, Hà Nội.
2. Nguyễn Tiến Hải và nnk (1999), Phát triển tiến hóa cửa Ba Lạt (sông Hồng) trong mối tương tác động lực môi trường và tích tụ trầm tích. Các Công trình nghiên cứu Địa chất và Địa vật lý biển, tập V, Nxb. KH&KT, Hà Nội, 1999, tr. 212 -225.
3. Trần Tính (chủ biên) và nnk (1996), Bản đồ Địa chất và khoáng sản, 1/200.000 tờ Mahaxay - Đồng Hới, Cục Địa chất Việt Nam, Hà Nội.
4. Trần Thanh Toàn (chủ biên) và nnk (1991), Quảng Bình: Điều kiện tự nhiên, tài nguyên môi trường, kinh tế - xã hội và phát triển. Ban KH&KT tỉnh Quảng Bình, Đồng Hới.
5. Reineck,H.E., Singh,I.B.(1973),Depositional Sedimentary Environments. Springer - Verlag , Berlin Heidelberg New York 1973, p. 439.