Tác giả
Đơn vị công tác
1Phòng dự báo - Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên
Tóm tắt
Ngày nay công nghệ viễn thám và GIS có khả năng áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Ứng dụng trong nghiên cứu tài nguyên nước: Lập bản đồ phân bố tài nguyên nước; Bản đồ phân bố mạng lưới thuỷ văn; Bản đồ các vùng đất thấp, vùng trũng bị ngập lụt. Ứng dụng trong khí tượng thuỷ văn: Đánh giá định lượng lượng mưa, bão và lũ lụt, hạn hán; Đánh giá, dự báo dòng chảy, đánh giá tài nguyên khí hậu, phân vùng khí hậu... Việc xây dựng bản đồ ngập lụt (BĐNL) được xây dựng từ kỹ thuật giải đoán ảnh Landsat tương ứng với giá trị H (mực nước) tại trạm Thủy văn An Khê khi hồ thủy điện An Khê thông báo trong 3h, 6h, 12h, hoặc 24h và 48h tới lưu lượng xả trành ồ là một giá trị Q(m3/s) nào đó ta tra vào đường quan hệ Q = f(H) có được mực nước lũ tại trạm Thủy văn An Khê từ đó có thể cảnh báo trước diện tích những xã, huyện thuộc địa bàn tỉnh Gia Lai bị ngập tương ứng với thời gian 3h, 6h, 12h, hoặc 24h và 48h tới. Xây dựng được công cụ hỗ trợc ảnh báo dòng chảy lũ cho lưu vực sông Ba thuộc tỉnh Gia Lai thông qua các bản đồ ngập lụt được xây dựng từ kỹ thuật giải đoán ảnh Landsat với các trận lũ điển hình năm 1991, 1992, 1996, 1999,2 001, 2007, 2009, 2011 và 2013 ứng với mực nước tại trạm Thủy văn An Khê, từ đó khi có một trị số H lũ An Khê bất kỳ ta có thể nội suy ra diện tích ngập tương ứng một cách nhanh chóng và kịp thời nhất.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Phan Sỹ Đồng (2018), Nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong tính toán diện tích ngập lụt lưu vực sông ba thuộc tỉnh gia lai bằng giải đoán ảnh LANDSAT. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 695, 54-62.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Bá Dũng (2017), Nghiên ứng dụng công nghệ địa tin học nâng cao chất lượng dữ liệu không gian phục vụ công tác điều tra, quy hoạch tài nguyên nước. Đề tài NCKH cấp Bộ.
2. Trần Duy Kiều (2015), Nghiên cứu nhận dạng lũ lớn, phân vùng nguy cơ lũ lớn và xây dựng bản đồ ngập lụt phục vụ cảnh báo lũ lớn lưu vực sông Lam. Đề tài NCKH cấp Bộ.
3. Nguyễn Thanh Tùng (2005), Ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý đê điều và phòng chống lụt bão. Hội nghị khoa học công nghệ 20 năm đổi mới (1986-2005).
4. Nguyễn Quốc Khánh (2008), Nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS xây dựng bản đồ hiện trạng tài nguyên thiên nhiên phục vụ công tác quy hoạch bảo vệ môi trường cấp Tỉnh. Đề tài NCKH cấp Bộ.
5. Viện Quy hoạch thuỷ lợi (2006), Báo cáo quy hoạch phát triển thủy lợi lưu vực Sông Ba. BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn.
6. Shafaie, M., Ghodosi, H., Mostofi, K.H. (2015), River sediment monitoring using remote sensing and GIS. Department of Civil Engineering, Faculty of Engineering, University of Shahid Chamran.
7. Alvarez, C.R., Ruiz, R.I. (2008), Assessment Monitoring of Suspended Sediment of Alpine Glaciers, using Remote Sensing Techniques. Department of Geology, University of Puerto Rico.
8. Zhang, M., Dong, Q., Cui, T., Xue, C., Zhang, S. (2014), Suspended sediment monitoring and assessment for Yellow River estuary from Landsat TM and ETM+ imagery. Institute of Remote Sensing and Digital Earth, Chinese Academy of Sciences, Beijing, China.