Tác giả
Đơn vị công tác
1Tổng cục Môi trường
2Trung tâm Nghiên cứu Quan trắc và Mô hình hóa Môi trường, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
Tóm tắt
Bài báo sử dụng phương pháp thống kê trong lý thuyết quá trình ngẫu nhiên để đánh giá chuỗi số liệu quan trắc bụi PM10 của các trạm quan trắc môi trường không khí tự động cố định hoặc di động và áp dụng tính toán các đặc trưng số của PM10 cho 3 trạm quan trắc môi trường không khí tự động cố định: Láng - Tp. Hà Nội, Đà Nẵng - Tp. Đà Nẵng, Nhà Bè - Tp. Hồ Chí Minh. Kết quả tính toán cho thấy: các đường biến trình ngày đêm và hệ số biến động đều có cực trị (cực tiểu và cực đại) trong ngày, do chúng bị ảnh hưởng của biến trình ngày đêm của các yếu tố khí tượng dẫn đến PM10 không phải là quá trình ngẫu nhiễn dừng. Vì vậy khi thiết lập các bài toán nội/ngoại suy hoặc dự báo PM10 nói riêng và các thông số khác (SO2, NO2, TSP, v.v…) nói chung cần phải xem xét đến những nguyên nhân này.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Trần Thị Thu Hường, Phạm Ngọc Hồ (2016), Sử dụng phương pháp thống kê trong lý thuyết quá trình ngẫu nhiên để đánh giá các đặc trưng số của bụi PM10 tại các trạm đo tự động. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 672, 46-51.
Tài liệu tham khảo
1. Đ.I.Kazakevits (người dịch: Phan Văn Tân, Phạm Văn Huấn, Nguyễn Thanh Sơn) (2005), Cơ sở lý thuyết hàm ngẫu nhiên và ứng dụng trong Khí tượng Thủy văn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Dương Ngọc Bách (2012), Ứng dụng lý thuyết rối thống kê để thiết lập mô hình nội, ngoại suy bổ khuyết chuỗi số liệu bụi PM10 tại các trạm quan trắc chất lượng không khí tự động trên địa bàn Hà Nội, Đề tài mã số TN-10-56, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội.
3. Phạm Ngọc Hồ, Dương Ngọc Bách, Phạm Thị Việt Anh, Nguyễn Khắc Long (2011), Phương pháp cải tiến mô hình hộp để đánh giá quá trình lan truyền chất ô nhiễm SO2, NOx theo thời gian trên địa bàn thành phố Hà Nội, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, chuyên san Khoa học và Công nghệ tập 27(5S), tr. 121-127.
4. Phạm Ngọc Hồ, Dương Ngọc Bách, Phạm Thị Việt Anh, Nguyễn Khắc Long (2008), Ứng
dụng mô hình hộp để đánh giá sự biến đổi nồng độ SO2, NO2, và bụi PM10 theo thời gian trên địa bàn quận Thanh Xuân - Hà Nội, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, chuyên san Khoa học và Công nghệ tập 24(1S), tr. 87-95.
5. Phạm Ngọc Hồ, Dương Ngọc Bách (2006), Tính toán các đặc trưng biến động theo thời gian của bụi PM10 thải ra từ nguồn giao thông và dân sinh ở nội thành Hà Nội, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, tập 12 , số 3BAP, tr. 15-22.
6. Phạm Ngọc Hồ và nnk (2005), Các đặc trưng thống kê theo thời gian của một số yếu tố môi trường không khí tại nội thành Hà Nội, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học và Công nghệ Môi trường toàn quốc lần II , tr. 356-366
7. Phạm Ngọc Hồ và nnk (2005), Đánh giá tính biến động của O3 mặt đất tại thành phố Hà Nội năm 2004, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học và Công nghệ Môi trường toàn quốc lần II (2005), tr. 367- 375.
8. Phạm Ngọc Hồ và nnk (2003), Nghiên cứu hiệu chỉnh và tham số hóa mô hình dự báo sự lan truyền chất ô nhiễm trong môi trường không khí trên cơ sở số liệu của các trạm quan trắc và phân tích chất lượng không khí cố định, tự động tại Hà Nội, Báo cáo tổng kết đề tài KHCN, Đề tài Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội.
9. Phạm Ngọc Hồ, Đánh giá tính biến động của các thông số SO2, NO2, CO, O3, TSP ở Hà Nội và một số thành phố lớn thuộc miền Bắc Việt Nam đến 2010, phục vụ chiến lược Bảo vệ môi trường và Phát triển bền vững, Đề tài Nghiên cứu cấp nhà nước, mã số 7.8.10, 1996-1998.
10. Trần Thanh Xuân (2007), Đặc điểm thủy văn và nguồn nước sông Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr.50-51.