Tác giả
Đơn vị công tác
1Viện Môi trường và Tài nguyên, Đại học Quốc gia TP HCM
2Khoa Môi trường, Đại học Thủ Dầu Một
Tóm tắt
Bà Rịa – Vũng Tàu là một tỉnh được đánh giá nghèo về tài nguyên nước, nguồn nước ngầm lại bị ảnh hưởng bởi phèn và mặn, do đó khu vực này phụ thuộc rất lớn vào nguồn nước mặt. Hồ Đá Đen là một hồ chứa đa mục tiêu và có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nhu cầu cấp nước sinh hoạt cho tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong nghiên cứu này, mô hình SWAT (soil and water assesment tool) được sử dụng nhằm đánh giá về lưu lượng và dòng bùn cát lơ lửng vùng thượng lưu lưu vực hồ Đá Đen. Mô hình SWAT yêu cầu nhiều dữ liệu khác nhau: khí tượng, thổ nhưỡng, sử dụng đất, địa hình... Do vậy ảnh vệ tinh Spot 5 được sử dụng để nâng cao độ tin cậy dữ liệu mô hình khi chi tiết hóa dữ liệu sử dụng đất. Ở đây, kết quả xử ảnh vệ tinh năm 2011 bao gồm việc nắn chỉnh hình học từ ảnh thô (bằng mô hình toán học chặt chẽ kết hợp mô hình số độ cao), phân loại lớp phủ đã được thực hiện để cập nhật số liệu sử dụng đất cho mô hình SWAT . Kết quả mô phỏng cho thấy trung bình dòng chảy vào hồ khoảng 4.61 m3/s (kết quả kiểm định đạt chỉ tiêu Nash 0.71), tải lượng trầm tích trung bình vào hồ khoảng 6.66 tấn/ngày (kết quả kiểm định đạt chỉ tiêu Nash 0.51). Kết quả mô phỏng từ mô hình SWAT phục vụ đánh giá tiềm năng dòng chảy, tổng lượng vận chuyển bùn cát đồng thời có thể sử dụng làm dữ liệu đầu vào cho mô hình thủy lực hồ Đá Đen góp phần phục vụ công tác quản lý tài nguyên nước.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Nguyễn Hồng Quân, Mai Toàn Thắng, Lê Việt Thắng (2014), Sử dụng phần mềm SWAT và ảnh vệ tinh SPOT 5 phục vụ xây dựng mô hình thủy văn lưu vực hồ Đá Đen. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 641, 34-37.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Hồng Quân, Ngô Quang Hiếu, Mai Toàn Thắng, Nguyễn Thành Nhân, Lê Việt Thắng, 2014. Mô hình tích hợp chất lượng nước phục vụ an toàn cấp nưức hồ đá đen tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, tập 52 – số 2B, 2014, trang 199 – 207.
2. Ahmed Nasr, Michael Bruen, Philip Jordan, Richard Moles, Gerard Kiely, Paul Byrne 2007. A comparison of SWAT, HSPF and SHETRAN/GOPC for modelling phosphorus export from three catchments in Ireland.Water research 41, 1065– 1073.
3. J.G.Arnold, J.Rkiniry, R.Srinivasan, and etc. September (2011). Soil and water assessment tool – Input/output file documentation version 2009.
4. Karim C. Abbaspour 2011. SWAT-CUP4: SWAT Calibration and Uncertainty Programs - A User Manual.
5. M.Winchell, R.Srinivasan, M. Di Luzion, J. Arnold (2010). Arcswat interface for SWAT 2009 – User’s guide.
6. MiSeon Lee, GeunAe Park, MinJi Park, JongYoon Park, JiWan Lee, SeongJoon Kim 2010. Evaluation of nonpoint source pollution reduction by applying Best Management Practices using a SWAT model and QuickBird high resolution satellite imager. Journal of Environmental Sciences 22(6) 826–833.
7. SPOT 123-4-5 Geometry Handbook.
8. Mikołaj Piniewski and Tomasz Okruszko 2011. Multi-Site Calibration and Validation of the Hydrological Component of SWAT in a Large Lowland Catchment.Geoplanet: Earth and Planetary Sciences.