Tác giả

Đơn vị công tác

1Trung tâm ứng dụng công nghệ và Bồi dưỡng nghiệp vụ Khí tượng Thủy văn và Môi trường

Tóm tắt

Bằng việc sử dụng số liệu tái phân tích của NCAR/NCEP để xây dựng bộ bản đồ đường đẳng áp và đường dòng trung bình từng tháng trên các mực đẳng áp chính (từ mực 1000 - 500 mb) cho khu vực châu Á và lân cận, bài báo đã phân tích được một trung tâm áp cao hoạt động trên khu vực cao nguyên Tây Tạng-Thanh Hải và được gọi là áp cao Thanh Tạng. Áp cao này hoạt động một cách độc lập trong các tháng mùa hè, khi áp cao Siberia rút lui một cách mạnh mẽ về phía tây; còn trong mùa đông, áp cao này hâu như hòa lẫn với áp cao Siberia. Trong các tháng mùa hè, áp cao này có thể xâm nhập xuống Việt Nam và gây nên mưa rào và dông.

 

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Phạm Vũ Anh và Nguyễn Viết Lành (2012), Áp cao Thanh Tạng và ảnh hưởng của nó đến thời tiết Việt NamTạp chí Khí tượng Thủy văn, 621, 1-5.

Tài liệu tham khảo

  1. A-véc-ki-ép M.X. (1960), Khí tượng học, Nguyễn Vân Quý dịch, Nha Khí tượng xuất bản, 432 tr.
  2. Nguyễn Viết Lành và Phạm Vũ Anh (2011), Nghiên cứu xác định những hệ thống và hình thế thời tiết ảnh hưởng đến Việt Nam phục vụ dự báo thời tiết, đặc biệt là những hiện tượng thời tiết nguy hiểm, Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ.
  3. Nguyễn Viết Lành (2009), Nghiên cứu ảnh hưởng của không khí lạnh lục địa tới miền Bắc Việt Nam trong mùa thu bằng chuỗi số liệu tái phân tích, Tạp chí Khí tượng Thủy văn số 577.