Tác giả

Đơn vị công tác

1Viện Môi trường, Tài nguyên, Đại học Quốc gia TP.HCM

Tóm tắt

Lưu vực sông Sài Gòn là một trong những tiểu lưu vực của hệ thống sông Đồng Nai. Nguồn nước sông Sài Gòn đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người dân, là nguồn cung cấp nước sinh hoạt, cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp,công nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản cho các địa phương trên lưu vực. Sông Sài Gòn là đối tượng nghiên cứu của nhiều đề tài, dự án, nhiệm vụ các cấp. Hiện nay khối lượng thông tin liên quan về môi trường, tài nguyên cũng như những vấn đề về biến đổi khí hậu không ngừng táng lên, dẫn tôi sự phân chia tự nhiên dữ liệu và tri thức theo nhiều lĩnh vực khác nhau. Để đảm bảo tính toàn vẹn và tổng hợp của thông tin đang tiếp tục chịu sự phân chia, xé lẻ như vậy rất cân xây dựng phương pháp tích hợp tri thức và thông tin dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin. Xây dựng mô hình tích hợp đòi hỏi phải xây dựng chương trình khung,cách tiếp cận, phương pháp, công nghệ và phải dựa trên giải pháp đồng bộ như phát triển mạng viễn thông, chuyển đổi từ công nghệ giấy sang công nghệ quản lý bằng số hóa. Bên cạnh đó sự kết nối dữ liệu với mô hình toán giúp ra quyết định có cơ sở khoa học, giúp nâng cao năng lực cho các cơ quan quản lý môi trường.

Xây dựng một mô hình tích hợp là cấn thiết, không thể trì hoãn, mặc dù không hề đơn giản, bởi lẽ không ai mong muốn tình trạng môi trường nước mật của sông Sài Gòn tiếp tục xấu đi. Trong báo cáo này trình bày kết quả nghiên cứu bước đầu theo hướng tích hợp cơ sở dữ liệu theo dõi đánh giá diễn biến tài nguyên môi trường nước với đối tượng nghiên cứu là sông Sài Gòn. Kết quà nổi bột của nghiên cứu này là phần mềm được đặt tên là SAGOCLim (SAGOn Climate change database software - phần mềm CSDL môi trường và biến đổi khí hậu sông Sài Gòn).

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Bùi Tá Long, Dương Ngọc Hiếu, Lê Thị Hiền, Lê Thị Diệu Hiền (2012)Xây dựng mô hình tích hợp hỗ trợ đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Sài Gòn. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 621, 13-22.

Tài liệu tham khảo

  1. Bùi Tá Long, 2006. Hệ thống thông tin môi trường. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp.HCM, 335 trang.
  2. Bùi Tá Long, 2008. Mô hình hóa môi trường. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp.HCM, 441 trang.
  3. Bùi Tá Long, 2010. Xây dựng phân mềm quàn lý tổng hợp số liệu quan trác chất lượng nước mặt lưu vực hệ thống sông Đổng Nai dựa trên công nghệ Web GÍS (WINS), 2009 -2010. Báo cáo tổng hợp đề tài cấp Bộ
  4. Bùi Tá Long, Phùng Chí Sỹ, 2011. Hướng dẫn sử dụng phần mềm quản lý môi trường lưu vực sông Đồng Nai (phân mềm DONA). Nhiệm vụ cấp Tổng cục Môi trường.
  5. Bui Ta Long, Dang Thi Ly Ly, Ngo Thi Hong Yen, 2012. Pollution evaluation in streams using water quality indices - a case sudy from Saigon basin. Proceedings of International Symposium on Geoinformatics for Spa­tial Infrastructure Development in Earth and Allied Sciences 2012, pp. 385 - 390.
  6. Bùi Tá Long, crv, 2012. Xây dựng phân mềm đánh giá chất lượng môi trường theo phương pháp chỉ số môi trường. Kỷ yếu hội nghị GIS toàn toàn quốc lẩn thứ4. Nhà xuất bản nông nghiệp. Trang 281-291.
  7. Cục Bảo vệ môi trường. (2005). Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ "Điểu tra, thống kê và lập danh sách các nguổn thải lưu vực hệ thống sông Đồng Nai".
  8. Lê Thanh Hải. (2003) Đánh giá tình hình quản lý tài nguyên nước mặt, nước ngẩm ở lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai hiện nay. Báo cáo đề tài khoa học. Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hỗ Chí Minh.
  9. Tổng Cục Môi trường. (2011). Dự thảo báo cáo Quy hoạch bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai đến năm 2015 và đinh hướng đến năm 2020.
  10. AyxoBHbiữ, B.A. (2005). ripoeKT «PerwơHanbHaH MOflenb fins MHTerpnpoBaHHoro ynpaBJieHUfl BOfl- HbiMM pecypcaMM B cflBoeHHbix petHbix 6acceìÍHax». www.cawater-info.net/rivertwin