Tác giả
Đơn vị công tác
1Trung tâm Khoa học Công nghệ KTTV&MT
Tóm tắt
Theo số liệu thống kê, từ năm1960 đến năm 2009 đã xẩy ra 15 đợt Elnino (E) và 12 đợt Lanina (L). Trong mỗi đợt đều ghi lại được thời gian hình thành, kết thúc của mỗi đợt, khoảng thời gian hoạt động (tháng), cường độ (trị số SSTA cao nhất) và thời gian xảy ra (tháng, năm). Các đợt E mạnh nhất xẩy ra vào các năm 1997- 1998 và 1982 - 1983, đợt kéo dài nhất là đợt xẩy ra năm 1986- 1988 (77 tháng). Đợt L mạnh nhất xẩy ra năm 1988-1989. Các đợt L dài nhất xẩy ra 1973-1976 (37 tháng) và 1998-2001 (33tháng).
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về ENSO được công bổ, trong đó có không ít các công trình đề cập đến bản chất của hiện tượng [ 1,3]. Tuy nhiên, phấn lớn các công trình tập trung nghiên cứu về ảnh hưởng của ENSO đến thời tiết, khí hậu và xây dựng các phương pháp dự báo thời tiết, khí hậu cũng như các hiện tượng cực đoan tại các khu vực địa lý khác nhau [ 1,2,4,5]. Qua các công trình nghiên cứu, có thể thấy được mức độ ảnh hưởng rất lớn của các hiện tượng EvàL đến thời tiết khí hậu tại các thời khoảng khác nhau đối với từng khu vực khác nhau trên lãnh thổ ViệtNam. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, ngoài ảnh hưởng của ENSO, thời tiết khí hậu còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện địa hình, địa vật của khu vực nghiên cứu cũng nhưvào tác động của các trung tâm tác động khác trong khu vực. vấn đề đặt ra ở đây, ngoài việc nghiên cứu theo các định hưởng nêu trên, vẫn rất cần các nghiên cứu về bản chất hiện tượng ENSO, về cấu trúc và cơ chế tác động của các trung tâm tác động cũng như chế độ khí hậu tại các khu vực bị tác động.
Bài này trình bày một số kết quả nghiên cứu về chế độ hoàn lưu tại các khu vực khác nhau trên lãnh thổ Việt Nam và Biển Đông trong các giai đoạn phát triển của các hiện tượng E và L. Các khu vực nghiên cứu bao gồm: Bắc bộ (BB) (15N-25N, 90E-120E), Trung Bộ (TB) (10N-20N, 90E-120E), Nam Bô (NB) (5N-15N, 90E-120E), Biển Đông (BĐ) (0-25N, 105E-120E) và khu vực Nino34 (5N-5S, 120W-170W).
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Nguyễn Đăng Quế, Nguyễn Trọng Hiệu (2012), Chế độ hoàn lưu trên lãnh thổ Việt Nam và Biển Đông trong các giai đoạn phát triển của ENSO. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 620, 15-20.
Tài liệu tham khảo
- Nguyền Duy Chinh. 2005. Quan hệ giữa ENSO và chế độ khí hậu ở Việt Nam. Tuyển tập Hội thào khoa học lẩn thứ 9 của Viện KTTV, tr.40-55.
- Trân Việt Liễn. 1998. ENSO với XTNĐ hoạt động trên khu vực Biển Đông và ảnh hưởng tới Việt nam. Báo cáo tổng kết đê tài NCKH cấp Tổng cục KTTV.
- Nguyễn Đức Ngữ. 2002. Tác động của ENSO đến thời tiết, khí hậu, môi trường và kinh tế xã hội ở Việt nam. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học độc lập cấp Nhà nước. 1999-2002.
- Phạm Đức Thi. 2000. ENSO với các hiện tượng thời tiết cực đoan ở Việt nam. Tuyển tập báo cáo Hội nghị KHCN dự báo và phục vụ dự báo KTTV. Tập I.
- Nguyễn Thị Hiển Thuận. Ảnh hưởng của ENSO đến gió mùa mùa hè và mưa ở Nam Bộ. Luận án Tiến Sĩ địa lý. 2007.