Tác giả

Đơn vị công tác

1Đại học Hồng Đức

Tóm tắt

Mục đích của bài báo này là dựa vào hệ số mất cân bằng che phủ (được tính qua mối quan hệ giữa tỷ lệ che phủ hiện tại và tỷ lệ che phủ cần có theo đề xuất quy hoạch) để đánh giá mức độ I V I mất cân bằng che phủ (MCBCP) trên lưu vực sông Chu. Các kết quả đánh giá cho thấy, trên lưu vực sông Chu, hệ số MCBCP có sự khác nhau giữa ba khu vực thượng - trung và hạ lưu; giữa các phụ lưu; các đơn vị hành chính. Chỉ số MCBCP được đánh giá theo 4 cấp: thấp, trung bình, cao và đạt CBCP. Trong 38 xã xét MCBCP (là những xã có từ200 ha rừng và chiếm 20% DTTN trở lên) có 18 xã đạt CBCP, 20 xã MCBCP cẩn được ưu tiên đầu tư phục hồi lớp phủ, phát triển sàn xuất trên đất lâm nghiệp phục vụ xoá đói giảm nghèo và bào vệ môi trường sinh thái bền vững.

 

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Lê Kim Dung (2012), Đánh giá mức độ mất cân bằng che phủ trên lưu vực sông Chu (phần lãnh thổ Việt Nam). Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 619, 50-55.

Tài liệu tham khảo

  1. Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa - Bản đồ quy hoạch ba loại rừng Thanh Hóa giai đoạn 2006-2015, tỷ lệ 1:100.000
  2. Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa- Bàn đồ hiện trạng rừng năm 2010, tỷ lệ 1:200.000
  3. Đặng Ngọc San (chủ nhiệm đề tài) (2009) Nghiên cứu phân vùng nguy cơ xảy ra lũ quét và đề xuất các giải pháp phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại ở Thanh Hóa, đề tài của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Thanh Hóa.
  4. Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa: Biểu thống kê, kiểm kê diện tích đất theo đơn vị hành chính tỉnh Thanh Hóa năm 2010.
  5. Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa- Bản đồ Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Thanh hóa 2010, tỷ lệ 1: 100.000
  6. Phạm Thế Vĩnh và nnk (2009), Đánh giá ảnh hưởng của cấu trúc thảm thực vật đến lũ lụt, hạn hán lưu vực sông Chu, đề xuất các giải pháp giảm thiểu, Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cơ bân,Viện Địa lý, 2009.
  7. www.kiemlam.org.vn
  8. www.camnanglamnghiep.vn