Tác giả

Đơn vị công tác

1Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Đồng bằng Bắc Bộ

Tóm tắt

Trong thời gian 5 năm (từ 2008 - 2012) nhiều đợt mưa lớn diện rộng đã xảy ra trên phần lớn khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên, gây ngập úng, lũ lụt nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến giao thông, nông nghiệp và cuộc sống của nhân dân. Bài báo này tiến hành nghiên cứu đánh giá khả năng dự báo các đợt mưa lớn diện rộng này từ các số liệu dự báo mưa của 4 mô hình toàn cầu nhận được tại Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương gồm: i) Mô hình GFS của NCEP, ii) Mô hình GSM của JMA, iii) Mô hình NOGAPS của Hải quân Mỹ và iv) Mô hình IFS của ECMWF. Kết quả đánh giá cho thấy, hai mô hình IFS và GSM cho kết quả dự báo mưa lớn chính xác hơn hai mô hình còn lại, trong đó, IFS có chất lượng dự báo mưa lớn cao hơn GSM một chút. Tuy nhiên, khả năng dự báo được các đợt mưa lớn đặc biệt lớn của các mô hình toàn cầu nói trên vẫn còn nhiều hạn chế.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Võ Văn Hòa (2016), Nghiên cứu so sánh kỹ năng dự báo mưa lớn khu vực miền Trung và Tây Nguyên của một số mô hình toàn cầuTạp chí Khí tượng Thủy văn 667, 1-8.

Tài liệu tham khảo

1. Đặc điểm khí tượng thủy văn các năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương.
2. Nguyễn Khanh Vân và cộng sự (2010), Nghiên cứu nguyên nhân và quy luật hoạt động của thời tiết mưa lớn gây lũ lụt và mưa lớn “trái mùa” - cảnh báo và đề xuất các biện pháp chỉ đạo sản xuất, phòng tránh giảm nhẹ thiệt hại ở Bắc Trung Bộ Việt Nam, Báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp Viện, Viện địa lý, Viện KH và CN Việt Nam.
3. Bùi Minh Tăng và cộng sự (2014), Nghiên cứu xây dựng công nghệ dự báo mưa lớn thời hạn 2 - 3 ngày phục vụ công tác cảnh báo sớm lũ lụt khu vực miền Trung Việt Nam, Báo cáo tổng kết đề tài NCKH độc lập cấp Nhà nước, 337 trang.
4. Tien Du Duc, Lars Robert Hole, Duc Tran Anh, Cuong Hoang Duc, and Thuy Nguyen Ba,
(2016), Verification of Forecast Weather Surface Variables over Vietnam Using the National Numerical Weather Prediction System, Advances in Meteorology, Vol. 2016, 11 pages.