Tác giả

Đơn vị công tác

1Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

2Trường Đại học Khoa họcTự nhiên,ĐHQGHN

Tóm tắt

Phân tích mối quan hệ giữa bức xạ sóng dài (OLR) với hiện tượng rét đậm và nắng nóng trên lãnh, thổ Việt Nam, chúng tôi sử dụng chuỗi số liệu OLR được phân tích bởi NCEP/NCAR thời kỳ 1961-2009 và chuỗi số liệu quan trắc Tx, Ttb tại 67 trạm trên lãnh thổ Việt Nam thời kỳ 1961-2007. Kết quả phân tích cho thấy, OLR biến đổi phụ thuộc rất lớn vào lượng mây và nhiệt độ không khí bề mặt. Vùng có lượng mây càng lớn hoặc nhiệt độ không khí bể mặt càng nhỏ hoặc thỏa mãn cả hai thì OLR sẽ càng nhỏ và ngược lại. Trong những năm El Nino, OLR thường lớn hơn trong các năm La Nina hay năm không ENSO. Hơn nữa, OLR càng lớn thì số ngày nắng nóng (SNNN) càng cao, số ngày rét đậm (SNRĐ) sẽ càng thấp và ngược lại. Do đó, trong các năm El Nino hoặc năm sau thời kỳ này, SNNN tăng mạnh (có thể tăng lên đến 2 lần so với trung bình), còn SNRĐ lại giảm mạnh. Ngược lại, SNNN giảm đi, còn SNRĐ lại tăng lên rõ rệt trong các năm La Nina.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Chu Thị Thu Hường, Phan Văn Tân (2012), Mối quan hệ giữa nắng nóng và rét đậm trên lãnh thổ Việt Nam với bức xạ sóng dài đi xaTạp chí Khí tượng Thủy văn, 614, 8-14.

Tài liệu tham khảo

  1. Nguyễn Đức Ngữ (2008), Biến đổi khí hậu, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
  2. Nguyễn Đức Ngữ (2009), Biến đổi khỉ hậu thách thức đối với sự phát triển (kỳ 1), Kinh tế Môi trường, số 01 -10.
  3. Phan Văn Tân và các cộng sự (2010), Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu toàn cẩu đến các yếu tố và hiện tượng khí hậu cực đoan ở Việt Nam, khả năng dự báo và giải pháp chiến lược ứng phó, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước.
  4. Ken Gregory (2011), Out -going Longwave Radiation and the Greenhouse Effect, Friends of Science Society.