Tác giả
Đơn vị công tác
1Viện Khoa học tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường
2Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường
Tóm tắt
Nghiên cứu này tập trung phân tích hiện trạng phân bố dòng chảy và đánh giá tác động của các dự án phát triển tưới, một trong những phát triển sử dụng nước “nóng” trên lưu vực bên cạnh phát triển thủy điện, đến phân phối dòng chảy lưu vực sông Mê Công. Kết quả tính toán cho thấy, dòng chảy tập trung chủ yếu vào mùa mưa (86%) đã gây ra tình trạng lũ lụt vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô. Trong số các nước trên lưu vực, Lào đóng góp dòng chảy vào đồng bằng sông Cửu Long lớn nhất (46%), tiếp theo sau bởi Trung Quốc (15%). Nếu các công trình khai thác sử dụng nước được thực hiện như kế hoạch đến năm 2060 thì nhìn chung tổng dòng chảy mùa mưa và dòng chảy năm trên toàn lưu vực giảm. Nếu các hồ chứa tham gia vào điều tiết dòng chảy thì sự khác biệt giữa mùa mưa và mùa khô trên phần lưu vực thuộc địa phận Trung Quốc, Lào và một phần Campuchia (7C) giảm đi. Với Thái Lan, do lấy nước tưới từ sông Mê Công vào phục vụ phát triển nông nghiệp, dòng chảy các mùa và tổng dòng chảy năm ở vùng 5T đều tăng. Dòng chảy từ lưu vực Sesan-Srepok của Việt Nam (7V) giảm 8,1% do nhu cầu sử dụng nước tăng. Nếu các hồ chứa không tham gia vào điều tiết dòng chảy thì dòng chảy các mùa, đặc biệt là mùa khô trên toàn lưu vực (ngoại trừ vùng 5T) giảm mạnh. Kết quả của nghiên cứu này sẽ cũng cấp cơ sở khoa học cần thiết cho công tác đàm phán, hợp tác giữa Việt Nam với các quốc gia trên lưu vực chia sẻ nguồn nước dựa trên các quy định trong Hiệp định Mê Công 1995 và Công ước 1997 của Liên hợp quốc.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Nguyễn Anh Đức, Trần Anh Phương, Nguyễn Đình Đạt, Nguyễn Huy Phương, Phạm Tường, Phạm Nhật Anh (2019), Phân tích hiện trạng phân bố dòng chảy và đánh giá ảnh hưởng của các dự án tưới đến phân bố dòng chảy tại lưu vực sông Mê Công. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 703, 16-26.
Tài liệu tham khảo
1. Arnold, J.G., Moriasi, D.N., Gassman, P.W., Abbaspour, K.C., White, M.J., Srinivasan, R., Santhi, C., Harmel, R.D., van Griensven, A., Van Liew, M.W., Kannan, N., Jha, M.K. (2012), SWAT: Model use, calibration, and validation. Transactions of the ASABE, 55(4), 1491-1508.
2. Ban Thư ký Uỷ hội sông Mê Công quốc tế (2004), Báo cáo “Tổng quan điều kiện thuỷ văn Lưu vực sông Mê Công”.
3. Chương trình phát triển lưu vực (BDP) giai đoạn 2, MRCs (2009), Báo cáo “BDP2-Normal track Scenario”.
4. Simons, M., Podger, G., Cooke, R. (1996), IQQM-A hydrologic modelling tool for water resource and salinity management. Environmental Software, 11(1-3), 185-192.
5. Sở điện lực Lào (2009), Báo cáo “Optimization study of Mekong Mainstream Hydropower”, Viên Chăn.
6. Sở điện lực Thái Lan (2008), Báo cáo tóm tắt “The Cascade Run-of-River Hydropower Potential Development Projects on Mekong Mainstream”.
7. Uỷ ban sông Mê Công Việt Nam (2000), Báo cáo chuyên đề "Thu thập tài liệu, phân tích, đánh giá và viết báo cáo tổng hợp về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, các kế hoạch và dự kiến phát triển của 5 nước thượng nguồn sông Mê Công, gồm Miến Điện, Tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), Lào, Thái Lan và Cămpuchia", Hà nội.
8. Uỷ ban sông Mê Công Việt Nam (2009), Báo cáo “Nghiên cứu tác động của Dự án chuyển nước sông Mê Công Loei - Ubol Rathana của Thái Lan tới vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam”, Hà Nội.
9. Ủy hội sông Mê Công quốc tế (2017), Báo cáo “Phát triển và quản lý bền vững sông Mê Công, bao gồm cả tác động các công trình thủy điện”, Viên Chăn.