Tác giả
Đơn vị công tác
1Liên minh Hợp tác xã Việt Nam
Tóm tắt
Đông Thọ với nghề phụ chủ yếu là sản xuất miến dong, bên cạnh các lợi ích kinh tế mang lại, việc mở rộng sản xuất làm gia tăng lượng chất thải phát sinh. Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm là do nước thải sản xuất tại các hộ sản xuất miến. Hầu hết nước thải được thải trực tiếp ra môi trường không qua xử lý. Kết quả phân tích mẫu nước thải sản xuất so sánh với quy chuẩn cho phép (QCVN 40:2011/BTNMT), TSS cao hơn gấp 8,5 lần quy chuẩn, COD cao hơn 1,15 lần và BOD5 cao gấp 2,22 lần. Hầu hết các mẫu nước mặt đều vượt tiêu chuẩn cho phép (QCVN 08-MT:2015/BTNMT), TSS vượt 1,12-3,44 lần, COD vượt 5,2-11,4 lần, BOD5 vượt 7,3-13,2, NH4+ vượt 10 lần, PO43- vượt 2,07-2,5 lần, lượng oxy hòa tan trong nước khá thấp không đạt tiêu chuẩn. Nước ngầm tại khu vực hai thôn Đoàn Kết và Thống Nhất bị ô nhiễm về chỉ số pemanganat và nitrat. Nghiên cứu đề xuất những giải pháp phân vùng không gian sản xuất miến nhằm quản lý phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Phạm Thị Tố Oanh (2020), Đánh giá hiện trạng môi trường nước và phân vùng không gian sản xuất miến tại làng nghề Đông Thọ, Thái Bình. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 711, 39-48.
Tài liệu tham khảo
1. Báo cáo chuyên đề (2010), Điều tra tổng thể hiện trạng vùng chế biến nông thủy sản, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội: Viện Khoa học công nghệ và Môi trường.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2010), Danh sách các làng nghề Việt Nam.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Báo cáo môi trường quốc gia 2008 - Môi trường làng nghề Việt Nam.
4. Đặng Kim Chi (2005), Làng nghề Việt Nam và Môi trường. NXB Khoa học và Kỹ thuật.
5. Hiệp hội làng nghề Việt Nam (2009), Kết quả khảo sát hiện trạng sản xuất và môi trường một số làng nghề trong cả nước.
6. Phạm Thị Tố Oanh (2016), Quản lý môi trường làng nghề dựa vào cộng đồng, đề án 3 năm 2014 - 2016. Liên minh hợp tác xã Việt Nam.
7. UBND xã Đông Thọ (2015-2017), Báo cáo tổng kết xây dựng nông thôn mới xã Đông Thọ giai đoạn 2011 - 2014.