Tác giả

Đơn vị công tác

1Tổng cục Khí tượng Thủy văn

Tóm tắt

Mạng khí hậu tham chiếu là mạng bao gồm các trạm khí tượng với mục tiêu giám sát biến đổi khí hậu (BĐKH) và tác động của BĐKH. Mục tiêu của mạng lưới này là cung cấp các quan trắc đồng nhất về nhiệt độ và lượng mưa từ các trạm chuẩn, kết hợp với các quan trắc trong quá khứ để phát hiện và ghi nhận sự thay đổi khí hậu. Nghiên cứu này đề xuất phương pháp và quy trình ước tính số lượng và lựa chọn các trạm khí tượng cho mạng khí hậu tham chiếu, ứng dụng cho vùng khí hậu Nam bộ. Nghiên cứu được thực hiện bằng cách hình thành các mạng giả thuyết từ các trạm trong mạng trạm cơ bản hiện có. Kỹ thuật lấy mẫu lại Monte Carlo được áp dụng cho các trạm trong khu vực để giảm số trạm liên tiếp so với mạng cơ sở. Số lượng trạm tham chiếu thích hợp được xác định là số lượng trạm cần thiết để tạo lại, trong giới hạn sai số được xác định trước, xu hướng nhiệt độ và mưa hàng năm đã quan trắc được trên lãnh thổ. Việc lựa chọn tổ hợp các trạm dựa trên việc phân tích đánh giá các tiêu chí về sai số giá trị trung bình, sai số xu thế biến đổi, hệ số tương quan của yếu tố đánh giá và phân bố theo không gian các trạm. Số lượng và tổ hợp các trạm được xác định riêng cho giám sát các yếu tố nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ cao nhất năm, nhiệt độ thấp nhất năm và tổng lượng mưa. Mạng khí hậu tham chiếu cho khu vực Nam Bộ gồm 11 trạm khí tượng được lựa chọn thỏa mãn mục tiêu xu thế biến đổi nhiệt độ là 0.05oC/thập kỷ và mục tiêu xu thế biến đổi của tổng lượng mưa là 1,0%/thập kỷ.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Đặng Thanh Mai (2019), Nghiên cứu lựa chọn mạng lưới trạm khí hậu tham chiếu phục vụ giám sát tác động BĐKH cho khu vực Nam Bộ. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 701, 9-19.

Tài liệu tham khảo

1. Kunkel, K.E., Karl, T.R., Easterling, D.R. (2007), A Monte Carlo assessment of uncertainties in heavy precipitation frequency variations. Journal of Hydrometeorology 8, 1152-11601.

2.Vose, R.S., Menne, M.J. (2004), A method to determine station density requirements for climate observing networks. J. Climate, 17, 2961-2971.

3. Willmott, C.J., Robeson, S.M., Janis,M.J. (1996), Comparison of approaches for estimating time-averaged precipitation using data from the USA. Int. J. Climatol., 16, 1103-1115.

4. Robeson, S.M., Janis, M.J. (1998), Comparison of temporal and unresolved spatial variability in multiyear time-averages of air temperature. Climate Res., 10, 15-26.

5. Janis, M.J., Hubbard, K.G., Redmond, K.T. (2002), Determining the Optimal Number of Stations for the United States Climate Reference Network Final Report to NOAA/NCDC,2002.

6. Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu (2004), Khí hậu và tài nguyên khí hậu Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Janis, M.J., Hubbard, K.G., Redmond, K.T. (2004), Station density strategy for monitoring long-term climatic change in the contiguous United States. J. Climate, 17, 151-162