Tác giả
Đơn vị công tác
1Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh
2Đại học Khoa học Tự Nhiên TP. Hồ chí Minh
Tóm tắt
Hiện tượng sạt ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã xảy ra từ nhiều thập kỷ tuy nhiên trong 10 năm trở lại đây hiện tượng sạt lở xảy ra nghiêm trọng và ngày càng gia tăng. Để tìm hiểu nguyên nhân làm gia tăng sự sạt lở ở ĐBSCL, các số liệu về sạt lở được thu thập và phân tích. Kết quả cho thấy có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến hiện trạng sạt lở như do địa chất, hình thái sông, chế độ thủy lực, chế độ phù sa bùn cát, khai thác cát, giao thông thủy, xậy dựng hạ tầng. Tuy nhiên từ số liệu phân tích cho thấy từ năm 2012 khi các hồ chứa trên dòng chính Mekong đi vào hoạt động, thể tích tích nước tích lại trong các hồ chứa đã gia tăng từ 920 triệu khối lên 16370 triệu khối. Cũng từ thời điểm đó diễn biến sạt lở ở ĐBSCL cũng bắt đầu gia tăng từ dưới 100 điểm tăng dần cho đến nay trên 600 điểm sạt. Song song với thời gian tích nước ở các hồ chứa thượng nguồn, số liệu đo đạt cũng cho thấy lượng phù sa bùn cát về ĐBSCL giảm đáng kể, đặc biệt ở Tân Châu giảm đến 50% so với trước 2012. Điều này cho thấy việc thiếu hụt phù sa bùn cát do phù sa bùn cát tích tụ trong các hồ chứa trên dòng chính sông Mekong có những mối liên hệ chặt chẽ đến sự gia tăng xói lở ở ĐBSCL. Bên cạnh đó hiện trạng khai thác cát bừa bãi làm sự thiếu hụt phù sa bùn cát thêm trầm trọng và tạo ra sự mất ổn định cho lòng sông cũng tác động làm gia tăng sự xói lở.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Huỳnh Công Hoài, Nguyễn Thị Bảy, Đào Nguyên Khôi, Trà Nguyễn Quỳnh Nga (2019), Phân tích nguyên nhân gây gia tăng xói lở bờ sông ở đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 703, 42-50.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2017), Báo cáo: Lún sụt đất và xói lở vùng ĐBSCL: Thực trạng, nguyên nhân và định hướng giải pháp. Hội nghị chuyển đổi mô hình phát triển ĐBSCL theo hướng bền vững và thích ứng biến đổi khí hậu.
2. Delt (2003), Bank Erosion in Mekong Delta and along Red River in Vietnam. Report Mission 23 November - 6 December 2003.
3. Hjulstrom, F., (1935), Studies of the Morphological Activity of River as illustrated by the river. Fyris Bulletin, Geological Institute of Upsala, Upsala, Sweden.
4. Lê Mạnh Hùng và các tác giả (2004), Nghiên cứu dự báo xói lở bồi lắng lòng dẫn và đề xuất các biện pháp phòng chống cho hệ thống sông ở ĐBSCL. Đề tài cấp nhà nước KC-08-15.
5. Marcello Gugliotta, Yoshiki Saito, Van Lap Nguyen, Thi Kim Oanh Ta, Rei Nakashima, Toru Tamura, Katsuto Uehara, Kota Katsuki, Seiichiro Yamamoto (2017), Process regime, salinity, morphological, and sedimentary trends along the fluvial to marine transition zone of the mixed-energy Mekong River delta, Vietnam. Continental Shelf Research, 147, 7-26.
6. Nguyễn Nghĩa Hùng và các tác giả (2015), Nghiên cứu các giải pháp khoa học-công nghệ để điều chỉnh và ổn định các đoạn sông có cù lao đang diễn ra biến động lớn về hình thái trên sông Tiền và sông Hậu. Đề tài thuộc chương trình KH&CN cấp nhà nước KC.08.21/11-15.
7. Rosgen, D., (1996), Applied river morphology. Woldland Hydology, Pagosa Springs, CO.
8. Viện khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (2015), Phân tích nguyên nhân chính gây sạt lở bờ sông Hậu tỉnh An Giang. Dự án: Điều tra khảo sát điều kiện tự nhiên-Dòng chảy, địa hình, địa chất, lòng sông nhằm xác định nguyên nhân gây sạt lở bờ sông Hậu (đoạn chảy qua An Giang) và đề xuất kế hoạch tổng thể khắc phục.
9. Liu, J.P., DeMaster, D.J., Nittrouer, C.A., Eidam, E.F., Nguyen, T.T., (2017), A seismic study of the Mekong subaqueous delta: Proximal versus distal sediment accumulation. Continental Shelf Research, 147, 197-212.
10. Wikipedia (2019), Hydropower in the Mekong River Basin. https://en.wikipedia.org/wiki/Hydropower_in_the_Mekong_River_Basin#cite_note-mekv33-13.
11. Bravard, J.P., Marc Goichot et Stéphane Gaillot (2013). Geography of Sand and Gravel Mining in the Lower Mekong River. EchoGéo, Open Edition Journal, 26, 1-20.
12. Anthony, E.J., Brunier, G., Besset, M., Goichot, M., Dussouillez, P., Nguyen, V.L., (2015), Linking rapid erosion of the Mekong River delta to human activitie. Scientific Report, 5, 14745.
13. Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn (2018). Bản đồ sạt lở trực tuyến http://satlodbscl.phongchongthientai.vn/#12/10.5943/105.3043/c1c2c3.