Tác giả
Đơn vị công tác
1Trạm Radar thời tiết Nhà Bè, Đàí Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ
2Khoa Môi trường, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
3Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ
Tóm tắt
Dông là một trong những hiện tượng thời tiết nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động dân sinh kinh tế. Dông siêu ổ thường có chiều ngang 10-40 km hình thành trong môi trường có độ đứt thằng đứng của gió lớn hơn 15 m/s, thời gian hình thành và vòng đời dài tới vài giờ nên việc phát hiện không mấy khó khó khăn. Tuy nhiên, cũng có những cơn dông xuất hiện với thời gian ngắn, thậm chí chỉ tồn tại trong vài phút (dông thường), thì việc theo dõi, phát hiện rất khó khăn, đòi hỏi phải có trình độ quan trắc hợp lý. Một trong những phương pháp nghiên cứu phát hiện dông sớm là bằng radar thời tiết Doppler. Đối với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa thường xuất hiện dông vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, cảnh báo sớm dông hàng ngày dựa vào các dữ liệu được khai thác tại trạm radar thời tiết Doppler Nhà Bè, cụ thể là chỉ tiêu dự báo Y. Giá trị Y được xây dựng bằng việc thống kê chuỗi số liệu sẽ quyết định độ tin cậy kết quả dự báo dông. Bản tin dự báo dông phát đi khi giá trị Y đạt từ 300 tương đương xác suất xuất hiện dông ở mức trên 80%. Bên cạnh đó phân tích dông qua hình dạng phản hồi và tính năng phân tích gió tiếp tuyến giả định (TVAD), gió tổ hợp (CMM) cũng được quan tâm.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Lê Đình Quyết, Vũ Văn Nghị, Nguyễn Minh Giám (2011), Phát hiện dông bằng radar thời tiết Doppler. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 612, 31-37.
Tài liệu tham khảo
- Nguyễn Hướng Điền, Tạ Văn Đa. Khí tượng radar. Giáo trình Đại học khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003.
- Trần Duy Sơn. Xây dựng chỉ tiêu nhận biết Dông cho ra đo thời tiết MRL-5 Phù Liễn. Báo cáo tổng kết đề tài cấp tổng cục 1991.
- Trần Duy Sơn. Nghiên cứu sử dụng thông tin radar thời tiết phục vụ theo dõi, cảnh báo: mưa, dông và bão. Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Bộ, Hà Nội tháng 4 năm 2008.
- Browing, K.A, and LUDLAM, 1962. Airflow ỉn convective storm. QuateirtyJ. Meteorological society, vol. 227
- Michael Dixon and Wienner. Thunderstorm identification. Tracking, analysis and nocastíng- /I radar - base methodology 1993
- RAOB. The Complete Rawinsonde Observation Program. User Guide and Technical Manual. Version 5.4 Thunderstorms and severe Thunderstorms forecasting perspective...