Tác giả
Đơn vị công tác
1Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. HCM
Tóm tắt
Bài báo trình bày các kết quả nghiên cứu rủi ro sức khỏe do sự hiện diện của hai nguyên tố phóng xạ Urani (U) và Thori (Th) trong ba tầng chứa nước Pleistocen (Pleistocen dưới (qp1), Pleistocen giữa-trên (qp2-3) và Pleistocen trên (qp3)) ở khu vực ngoại thành TP.HCM. Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng hai nguyên tố phóng xạ thể hiện giá trị nền và thấp hơn các khu vực trên thế giới. Kết quả tính toán chỉ số đánh giá rủi ro sức khỏe (HQ) của tất cả nguyên tố khảo sát thể hiện chưa có nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe (HQ <1). Tuy nhiên, ở một số vị trí đã có sự tăng cao hàm lượng U trong tầng chứa nước pleistocen trên, có thể do ảnh hưởng hoạt động nhân sinh. Do đó, vẫn cần có các nghiên cứu chi tiết hơn để có kết luận chính xác về rủi ro của các nguyên tố khảo sát.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Hoàng Thị Thanh Thủy, Từ Thị Cẩm Loan, Cấn Thu Văn, Văn Tuấn Vũ (2020), Đánh giá rủi ro sức khỏe đối với sự hiện diện của một số nguyên tố phóng xạ (U và Th) trong nước dưới đất khu vực ngoại thành Tp. HCM. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 711, 59-65.
Tài liệu tham khảo
1. Babu, M.N.S. (2008), Concentration of uranium levels in groundwater. International Journal of Environmental Science and Technology, 5 (2), 263- 266.
2. Đoàn Ngọc Toản (2016), Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất thành phố Hồ Chí Minh, Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Nam.
3. Khater, A.E. (2012), Uranium and trace elements in phosphate fertilizers in Saudi Arabia. Health Physics, 102 (1), 63-70.
4. Lauria, D.C., Almeida, R.M.R., Sracek, O. (2004), Behavior of radium, thorium and uranium in groundwater near the Buena Lagoon in the Coastal Zone of the State of Rio de Janeiro, Brazil. Environmental Geology, 47, 11-19. https://doi.org/10.1007/s00254-004-1121-1
5. Lê Khánh Phồn, Nguyễn Văn Nam (2020), Đặc điểm ô nhiễm phóng xạ của nước biển lân cận các mỏ sa khoáng Titan. http://www.idm.gov.vn/Data/TapChi/2007/A300/a1.htm, truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2020.
6. Murad, A., Alshamsi, D., Aldahan, A., Hou, X. (2014), Distribution of uranium and thorium in groundwater of arid climate region. Geophysical Research Abstracts, 16, EGU2014-13737. https://meetingorganizer.copernicus.orgEGU2014/EGU2014-13737.pdf, truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2020.
7. Nguyễn Hào Quang (2014), Đánh giá rủi ro sức khỏe đối với vấn đề ô nhiễm Asen (As) trong nước ngầm ở thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Tạp chí Các khoa học về trái đất, 30 (1), 50-57.
8. Nguyễn Việt Kỳ, Trần Thị Phi Oanh, Hồ Chí Thông, Nguyễn Đình Tứ (2018), Diễn biến ô nhiễm kim loại trong nước dưới đất các tầng Pleistocene ở Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2000 - 2016. Science & Technology Development Journal: Science of The Earth & Environment, 2 (1), 24-32.
9. Phan, C.N., Ngô, D.C., Nguyễn, Đ.T., Bùi, T.V., Nguyễn, T.H., Phan, N.T. (2009), Tối ưu hóa mạng quan trắc động thái nước dưới đất vùng thành phố Hồ Chí Minh. Báo cáo số 2010-04-409/KQNC.
10. Vũ Thị Lan Anh (2014), Hiện trạng môi trường phóng xạ trong hoạt động thăm dò, khai thác quặng đất hiếm mỏ Đông Pao, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. http://www.hus.vnu.edu.vn/files/LuanVan/LuanVan-VuThiLanAnh-2014.pdf, truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2020.
11. Waseem, A., Ullah, H., Rauf, M.K., Ahmad, I. (2015), Distribution of Natural Uranium in Surface and Groundwater Resources: A Review. Critical Reviews in Environmental Science and Technology, 45 (22), 2391-2423.
12. Wongsasuluk, P., Chotpantarat, S., Siriwong, W., Robson, M. (2014), Heavy metal contamination and human health risk assessment in drinking water from shallow groundwater wells in an agricultural area in Ubon Ratchathani province, Thailand. Environmental Geochemistry and Health, 36 (1), 169-82.