Tác giả

Đơn vị công tác

1Đài Khí tượng thủy văn khu vực đồng bằng Bắc Bộ

2Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia

3Văn phòng Bộ công an

4Viện Khoa học khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu

Tóm tắt

Từ các số liệu quan trắc nhiệt độ trung bình ngày và nhiệt độ tối cao ngày trên khu vực Bắc Bộ trong 30 năm trở lại đây vào các tháng 11 (giai đoạn đầu mùa đông) cho thấy trung bình 2 năm xảy ra các ngày có dị thường nhiệt độ trung bình ngày và tối cao khá lớn (trên 5o C) và tồn tại 4 đợt kéo dài hơn 2 ngày gần như một dạng đợt nóng (warm spell) với mức độ ở dạng gần như phổ biến (trên 40% số trạm ở Bắc Bộ đạt phổ biến nhiệt độ cực đại ngày từ 32o C đến 34o C). Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp khai phá dữ liệu nhiều chiều/ bản đồ tự tổ chức SOM (Self-OrganizingMaps) để phân loại các đặc trưng hoàn lưu khí quyển liên quan đến hiện tượng thời tiết nóng bất thường trên khu vực Bắc Bộ giai đoạn đầu mùa đông. So với phương pháp thần kinh nhân tạo truyền thống thì đây là mạng truyền thẳng sử dụng thuật học cạnh tranh, không giám sát. Do đó, SOM là một công cụ thích hợp trong bài toán nghiên cứu và khám phá dữ liệu nhiều chiều. Sử dụng số liệu tái phân tích JRA của Nhật gồm áp suất bề mặt (liên quan đến hoạt động của vùng thấp nóng phía Tây có tâm nằm trên lãnh thổ Ấn Độ - Pakistan), độ cao địa thế vị mực 500hPa (liên quan đến vai trò của Cao cận nhiệt đới Tây Bắc Thái Bình Dương) cho thấy các phân loại với 2 hoặc 3 cụm điển hình đều thấy rõ nguyên nhân chủ yếu/duy nhất liên quan đến tính dị thường của hoạt động của vùng thấp nóng phía Tây cho khu vực Bắc Bộ vào thời kì đầu mùa đông.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Võ Văn Hòa, Dư Đức Tiến, Trần Anh Đức, Mai Khánh Hưng, Đặng Đình Quân, Nguyễn Văn Khiêm, Nguyễn Vĩnh An (2019), Nghiên cứu phân loại hình thế gây thời tiết gây nóng bất thường trên khu vực Bắc Bộ giai đoạn đầu mùa đông bằng phương pháp SOM. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 703, 51-59.

Tài liệu tham khảo

1. Trần Anh Đức (2014), Nghiên cứu xây dựng hệ thống phân loại các hình thế gây mưa lớn cho khu vực Việt Nam bằng phương pháp SOM. Luận văn thạc sỹ ngành khí tượng khí hậu học, Đại học KHTN.

2. Vũ Anh Tuấn và cộng sự (2015), Nghiên cứu xây dựng hệ thống xác định khách quan các hình thế thời tiết gây mưa lớn điển hình cho khu vực Việt Nam. Báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp Bộ, 179tr.

3. Liu, Y.,Weisberg, RH. (2005), Sea surface temperature patterns on the West Florida shelf using growing hierarchical Self-Organizing Maps. J. Atmos. Ocean Tech. 23, 325-338.

4. Nishiyama, K., Endo, S., Jinno, K., Uvo, C.B., Olsson, J., Bertndtsson, R.,(2007), Idenfication of typical synoptic patterns causing heavy rainfall in the rainy season in Japan by a Self-Organizing Map. Atmospheric Research, 83, 185-200.

5. Kohonen, T., (1989), Self-Organization and Associative Memory,3rd edition, Springer-Verlag, New York.

6. Kohonen, T., (1990), The Self-Organization map. Proceedings of the IEEE, 78(9), 1464-1480. 7. Seung-Yoon B., Kim, S.W., Jung, M.I., Roh, J.W., Son, S.W., (2018). Classification of Heat Wave Events in Seoul using Self-Organizing Map. Journal of Climate Change Research, 9, 209-221.