Tác giả
Đơn vị công tác
1Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Tóm tắt
Sự biến đổi cường độ và vị trí của áp cao Thái Bình Dương (ACTBD) trong thời kì 1961-2010 đã được phân tích dựa trên nguồn số liệu tái phân tích của trường độ cao địa thế vị (HGT) trung bình tháng trên toàn cầu tại các mực khí áp chuẩn. Kết quả phân tích cho thấy, cường độ vùng trung tâm của ACTBD biến đổi không nhiều trong các tháng mùa hè nhưng lại tăng mạnh trong các tháng mùa đông, đặc biệt là tháng 12. Hơn nữa, cường độ tại rìa phía tây của nó lại có xu thế tăng lên ở tất cả các tháng (trừ tháng 4) với tốc độ tăng mạnh hơn ở vùng trung tâm. Trong tháng 4, cường độ ở cả vùng trung tâm lẫn vùng rìa phía tây của áp cao này đều giảm, mặc dù giảm không nhiều. Bên cạnh đó, trên các mực 850, 700 và 500mb, áp cao này có xu hướng thu hẹp hơn trong mùa đông và mở rộng hơn trong mùa hè. Ngoài ra, vị trí của ACTBD trên mực 500mb trong tất cả các tháng đều có xu hướng mở rộng sang phía tây qua các thời kì, đặc biệt trong hai thời kì cuối. Trên mực 700 và 850mb, vị trí của ACTBD biến đổi qua các thập kỉ không nhiều, song trong tháng 4, trên mực 850 mb, cường độ của áp cao này lại có xu hướng giảm.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Chu Thị Thu Hường (2013), Sự biến đổi cường độ và vị trí của áp cao Thái Bình Dương. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 635, 35-42.
Tài liệu tham khảo
1. Ngô Đức Thành, Phan Văn Tân (2012), Kiểm nghiệm phi tham số đối với xu thế biến đổi của một số yếu tố khí tượng trong thời kì 1961-2007, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 28, Số 3S (2012), pp 129-135.
2. Trần Trung Trực (2002), Quan hệ giữa hoạt động của áp cao cận nhiệt đới tây Thái Bình Dương với ENSO, Tuyển tập báo cáo Hội nghị Khoa học lần thứ 7, Tập 1, Viện Khí tượng Thủy văn.
3. Drápela K., I. Drápelová (2011), Application of Mann – Kendall test and Sen’s slope estimates for trend detection in deposition data from Beskydy 1997-2010, Beskydy, Vol 4(2), pp. 133-146.
4. Gong D. Y và C.-H.Ho (2002), TheSiberianHighandclimatechangeover middle tohighlatitudeAsia, Theor.Appl.Climatol, Vol72, pp. 1-9.
5. Hansen J.,R.Ruedy,M.SatoandK.Lo (2012), Global surface temperture change, Reviews of Geophysics, Vol. 48, pp. RG4004.