Tác giả
Đơn vị công tác
1Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu
2Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương
Tóm tắt
Hạn hán là loại hình thiên tai phổ biến, diễn ra từ từ và có tính chất thường xuyên, có tác động rất lớn đến đời sống kinh tế - xã hội, đến môi sinh, môi trường và là một trong những nguyên nhân gây đói nghèo. Khu vực Nam Trung Bộ của Việt Nam là một trong số những khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi hạn hán [5]. Để hiểu rõ tính chất hạn hán khu vực Nam Trung Bộ, nghiên cứu này lựa chọn chuỗi số liệu thời kỳ 1961-2010 để tính toán nhằm đánh giá được các diến biến đặc trưng hạn khu vực Nam Trung Bộ như tần suất, thời gian hạn, mức độ hạn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mức độ khô hạn hoặc rất khô trong các tháng mùa khô, ở mức ẩm trong các tháng mùa mưa. Tần suất hạn phổ biến ở mức cao đến đặc biệt cao hoặc đạt 100%. Thời gian trung bình trong một mùa hạn tương đương ở mức mùa hạn dài đến rất dài. Thông thường tình trạng hạn hán bắt đầu diễn ra từ tháng 12, cao điểm hạn vào các tháng 1, 2, 3. Hạn có xu thế giảm khoảng 1 tháng trong toàn bộ thời kỳ. Hạn hán tại Nam Trung Bộ tăng dần theo chiều từ bắc vào nam kể cả về mức độ, thời gian và phạm vi không gian.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Trương Đức Trí, Hoàng Đức Cường (2013), Đặc điểm hạn hán vùng Nam Trung Bộ thời kỳ 1961 - 2010. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 635, 43-47.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Trọng Hiệu, Phạm Thị Thanh Hương, 2002, Đặc điểm hạn và phân vùng hạn ở Việt Nam, Viện Khí tượng Thủy văn.
2. Đào Xuân Học, 2002, Hạn hán và những giải pháp giảm thiệt hại, Nhà xuất bản Nông nghiệp.
3. Nguyễn Đức Ngữ, 2002, Tìm hiểu về hạn hán và hoang mạc hóa, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
4. Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu, 2004, Khí hậu và tài nguyên khí hậu Việt Nam.
5. Nguyễn Văn Thắng, 2007, Nghiên cứu và xây dựng công nghệ dự báo và cảnh báo sớm hạn hán ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.