Tác giả

Đơn vị công tác

1Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh

Tóm tắt

Hiện trạng nuôi trồng thủy sản trong những năm gần đây có nhiều biến động về diện tích, cách thức nuôi trồng và suy giảm rõ rệt về chất lượng, năng suất thủy sản, nguyên nhân chủ yếu do hạn chế từ nguồn giống, thức ăn và ảnh hưởng phức tạp của dịch bệnh góp phần làm suy giảm chất lượng môi trường, suy thoái hệ sinh thái đặc thù ảnh hưởng trực tiếp đối với tài nguyên sinh cảnh và gián tiếp đến sức khỏe con người. Nhận thấy được tầm quan trọng này, phương pháp đánh giá hồi cố rủi ro được sử dụng như là một công cụ cấp thiết hiện nay để giải thích sự suy giảm thủy sản nuôi trồng, xác định các tác nhân gây hại. Từ đó, có những biện pháp khắc phục, nâng cao năng suất thủy sản, tăng cường công tác quản lý rủi ro giảm sự ô nhiễm biển. Bài báo này trình bày đánh giá hồi cố rủi ro theo phương pháp của PEMSEA  (Chương trình Hợp tác Khu vực trong Quản lý Môi trường các biển Đông Á) đã chỉ ra bằng chứng suy giảm thủy sản nuôi trồng, nguyên nhân gây suy giảm, lấy hoạt động nuôi trồng thủy sản Vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa làm ví dụ nghiên cứu.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Đoàn Văn Phúc (2013), Đánh giá rủi ro tài nguyên hải sản vịnh Vân Phong từ cách tiếp cận hồi cốTạp chí Khí tượng Thủy văn 635, 48-56.

Tài liệu tham khảo

1. Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản-Sở Nông nghiệp và PTNT Khánh Hoà (5/2012). Báo cáo Kết quả triển khai kế hoạch phòng chống dịch bệnh đối với thuỷ sản nuôi trọng điểm năm 2012.
2. Cục Thống Kê Tỉnh Khánh Hòa (2010, 2011, 2013), Niên Giám Thống Kê 2009-2012.
3. Phòng Nông Nghiệp Huyện vạn Ninh, Báo cáo tình hình NTTS ở huyện Vạn Ninh, 2001 – 2013.
4. Trung Tâm Quốc gia Quan Trắc cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thuỷ sản Miền Trung. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản III (19/08/2011), Báo cáo Tình hình diễn biến môi trường và bệnh thuỷ sản các vùng nuôi thuộc Tỉnh Khánh Hoà (2011).
5. Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh Khánh Hoà (2012), Báo cáo Hiện trạng môi trường 2006 - 2010); Chương trình Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thuỷ sản đến năm 2020.
6. Uỷ Ban Nhân Dân T.Xã Ninh Hoà (5/2012), Sơ kết thực hiện Chiến lược biển 2007–2011.
7. Daniel R. Orosa et. al., 2007. Polycyclic aromatic hydrocarbon (PAH) contamination in San Francisco Bay: A 10-year retrospective of monitoring in an urbanized estuary. Environmental Research 105 (2007) 101–118.
8. Heinz Rudel et. al, 2007. Retrospective monitoring of organotin compounds in freshwater fish from 1988 to 2003: Results from the German environmental specimen bank. Chemosphere 66 (2007) 1884–1894.
9. Jenny E. Hedman et. al., 2009. Eelpout (Zoarces viviparus) in marine environmental monitoring. Marine Pollution Bulletin 62 (2011) 2015–2029.
10. Hans Blanck et.al. 2009. A retrospective analysis of contamination and periphyton PICT patterns for the antifoulant irgarol 1051, around a small marina on the Swedish west coast. Marine Pollution Bulletin 58 (2009) 230–237.
11. Heinz Rüdel et al. , 2013. Retrospective study of triclosan and methyl-triclosan residues in fish and suspended  particulate matter: Results from the German Environmental Specimen Bank. Chemosphere 91 (2013) 1517–1524.
12. Đoàn Văn Phúc, 2013. Đánh giá hồi cố rạn san hô vịnh Vân Phòng tỉnh Khánh Hòa. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 635, số 10/2013.