Tác giả

Đơn vị công tác

1Cục Quản lý tài nguyên nước

Tóm tắt

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chịu sự tác động của hai khối nước lớn là nước sông Mê Công và thủy triều của biển; do đó chế độ thủy văn của khu vực phức tạp, chịu ảnh hưởng đồng thời của dòng chảy thượng lưu sông Mê Công và thủy triều biển Đông và biển Tây. Trong mùa cạn, khi nước từ thượng nguồn về thấp, thủy triều xuất hiện mang nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng gây khó khăn cho sinh hoạt và sản xuất và đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH), mực nước biển có thể dâng cao dẫn đến nguy cơ một phần lớn đồng bằng sẽ bị ngập lụt và nhiễm mặn. Bài báo này trình bày tóm tắt kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ “Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng phó với xâm nhập mặn trong điều kiện BĐKH ở vùng đồng bằng sông Cửu Long” do Cục Quản lý tài nguyên nước thực hiện.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Châu Trần Vĩnh (2013), Xâm nhập mặn ở đồng bằng sông cửu long dưới tác động của biến đổi khí hậu và để xuất các giải pháp giảm thiểuTạp chí Khí tượng Thủy văn 634, 21-24.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng tại Việt Nam.
2. Cục Quản lý tài nguyên nước: Đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng phó với xâm nhập mặn trong điều kiện Biến đổi khí hậu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long”.
3. Ủy hội sông Mê Công Quốc tế, Báo cáo kỹ thuật.
4. Trần Thanh Xuân, Trần Thục, Hoàng Minh Tuyển, Tác động của Biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước Việt  Nam.