Tác giả
Đơn vị công tác
1Học viện Hải quân, Quân chủng Hải quân
2Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia
3Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu
4Viện cơ học, viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Tóm tắt
Trong nghiên cứu này, ảnh hưởng trường gió, khí áp và tốc độ di chuyển của bão tới nước dâng do bão ở ven biển Bắc Bộ được phân tích theo kết quả mô phỏng bằng mô hình số trị tích hợp SuWAT (Surge Wave and Tide) đối với nước dâng trong bão Kalmaegi-14 đổ bộ vào Quảng Ninh tháng 9/2014. Bão Kalmaegi-14 đổ bộ vào ven biển Quảng Ninh tối ngày 15 tháng 9 năm 2014 đã gây hiện tượng nước dâng sau khi bão đổ bộ. Ảnh hưởng của trường gió, khí áp trước và sau khi bão đổ bộ cũng như tốc độ di chuyển và cường độ bão được phân tích. Kết quả cho thấy, trường gió mạnh sau bão là nguyên nhân gây hiện tượng nước dâng sau khi bão đổ bộ tại ven biển Bắc Bộ. Khi vận tốc di chuyển của bão tăng thì nước dâng tại Cửa Ông giảm, trong khi đó tại Hòn Ngư nước dâng tăng. Nước dâng tại Hòn Dấu đạt giá trị lớn nhất với trường hợp tốc độ di chuyển của bão Kalmaegi- 14 chậm hơn 1 giờ so với thực tế. Nước dâng tại 3 trạm tăng theo vận tốc gió, tuy nhiên trạm Hòn Ngư có tốc độ tăng lớn hơn. Độ lớn nước dâng giảm khi khí áp trong bão tăng nhưng mức độ tăng tại 3 trạm khác nhau, trạm Cửa Ông tăng chậm hơn. Kết quả nghiên cứu sẽ rất hữu ích trong công tác cảnh báo, dự báo nước dâng do bão tại khu vực.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Phạm Trí Thức, Nguyễn Bá Thủy, Đỗ Đình Chiến, Đinh Văn Mạnh, Phạm Khánh Ngọc, Nguyễn Văn Mơi (2020), Ảnh hưởng của tham số bão tới nước dâng sau khi bão đổ bộ tại ven biển Bắc bộ. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 712, 1-9.
Tài liệu tham khảo
1. Chiến, Đ.Đ., Thủy, N. B., Sáo, N.T., Thái, T.H., Kim, S. (2014), Nghiên cứu tương tác sóng và nước dâng do bão bằng mô hình số trị. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 647, 19-24.
2. Thủy, N.B., Cường, H.Đ., Hưởng, N.V., Tiến, D.Đ. (2018), Đánh giá nguy cơ bão và nước dâng do bão tại ven biển Việt Nam. Tạp chí khí tượng thủy văn, 684, 29-36.
3. Nguyễn Bá Thủy (2017), Nghiên cứu cơ chế gây nước dâng sau khi bão đổ bộ tại ven biển Bắc Bộ. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, 17 (4B), 208-216.
4. Delf University of Technology (2004), SWAN Cycle III Verion 40.31, User Guide. Delf.
5. Kennedy, A.B., Gravois, U., Zachry, B.C., Westerink, J.J., Hope, M.E., Dietrich, J.C., Powell, M.D., Cox, A.T., Luettich, R. A. Jr., Dean, R.G. (2011), Origin of the Hurricane Ike forerunner surge. Geophysical research letters, 38, L08608.
6. Kim, S.Y., Yasuda, T., Mase, H. (2010), Wave set-up in the storm surge along open coasts during Typhoon Anita. Coastal Engineering, 57 (7), 631-642.
7. Kim, S.Y.; Matsumi, Y.; Yasuda, T., Mase, H. (2014), Storm surges along the Tottori coasts following a typhoon. Ocean Engineering, 91, 133-145.
8. Thuy, N.B., Kim, S., Dang, V.H., Cuong, H.D., Wettre, C., Hole, L.R. (2017), Assessment of Storm Surge along the coast of Central Vietnam. Journal of Coastal Research, 33, 518-530.