Tác giả
Đơn vị công tác
1Đại học Khoa học Tự nhiên Tp. Hồ Chí Minh
Tóm tắt
Hoạt động sản xuất dân sinh, cảng biển cùng với quá trình khai thác thủy hải sản đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của sinh vật biển ảnh hưởng trực tiếp đối với tài nguyên sinh cảnh và gián tiếp đến sức khỏe con người. Từ đó, việc đánh giá hồi cố rủi ro được xem là một trong những công cụ cấp thiết hiện nay áp dụng để giải thích sự suy giảm các đối tượng sinh thái, các vấn đề sức khỏe con người theo mức độ tiếp xúc với các tác nhân gây hại, đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý, tăng cường công tác quản lý rủi ro do sự ô nhiễm biển. Bài báo này trình bày đánh giá hồi cố rủi ro theo phương pháp của PEMSEA (Chương trình Hợp tác Khu vực trong Quản lý Môi trường các biển Đông Á) đã chỉ ra bằng chứng suy giảm các rạn san hô, nguyên nhân gây suy giảm, lấy rạn san hô ở Vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa làm ví dụ nghiên cứu.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Đoàn Văn Phúc (2013), Đánh giá hồi cố rạn san hô vịnh Vân Phong tỉnh Khánh Hòa. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 634, 34-43.
Tài liệu tham khảo
1. Chương trình hợp tác khu vực trong quản lý môi trường các biển Đông Á (2004). Đánh giá ban đầu rủi ro môi trường thành phố Đà Nẵng, Việt Nam.
2. Nguyễn Thiết Hùng và cộng sự, Hội Khoa học Biển Khánh Hòa (2007). Tổng quan hiện trạng môi trường, nguồn lợi và những tác động của các hoạt động kinh tế tại vịnh Vân Phong- Bến Gỏi, Đề tài khoa học theo Hơp đồng của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Khánh Hòa.
3. MPP-EAS, (1999). Đánh giá rủi ro môi trường: hướng dẫn thực hành đối với hệ sinh thái nhiệt đới. Quỹ môi trường toàn cầu/UNDP/ Quezon City, Philippin.
4. Nguyễn Kỳ Phùng và các tác giả (2009), Đánh giá sơ bộ rủi ro môi trường tại khu vực vịnh Vân Phong – Khánh Hòa, Sở Khoa học và Công nghệ Khánh Hòa năm 2009.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường Khánh Hòa. Hiện trạng môi trường 5 năm tỉnh Khánh Hoà 2006-2010.
6. Tống Phước Hoàng Sơn và các tác giả (2008). Điều tra hiện trạng phân bố rạn san hô vùng biển ven bờ Khánh Hoà làm cơ sở quy hoạch, bảo vệ, phục hồi và sử dụng bền vững. Báo cáo đề tài cấp Tỉnh Khánh Hoà.
7. Lê Thị Hồng Trân (2008). Đánh giá rủi ro môi trường, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2008.
8. Phạm Bá Trung và các tác giả (2012). Xây dựng bộ bản đồ nhạy cảm môi trường vùng ven bờ Tỉnh Khánh Hoà. Báo cáo đề tài khoa học Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hoà 2012.
9. Võ Sĩ Tuấn vá các tác giả (2008). Giám sát rạn san hô vùng biển ven bờ Việt Nam : 1994 – 2007, Dự án UNEP GEF/Biển Đông, Viện Hải Dương Học (Nha Trang).
10. USEPA (Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ), 1997, 1998. Hướng dẫn đánh giá rủi ro hệ sinh thái: EPA/630/R- 95/002F Diễn đàn đánh giá rủi ro US_EPA, Washington, DC.
11. Lê Thị Vinh và các tác giả (2006), Một số dẫn liệu về môi trường nước khu vực Xuân Tự-Rạn Trào.Tuyển tập nghiên cứu Biển 2006 XV: 67–73. Viện Hải Dương Học (Nha Trang)
12. Lê Thị Vinh và các tác giả (2009). Hàm lượng muối dinh dưỡng tại các vực nước ven bờ Tỉnh Khánh Hoà. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển, T9 (2009), số 4: 51 – 61.
13. GriggR.W.,Dollar S.J., (1990), Natural and anthropogenic disturbanceon coral reef ecology. In: Dubinsky Z. (Eds.), Ecosystems of theworld 25, Coral reefs. Elsevier, Amsterdam.