Tác giả
Đơn vị công tác
1Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh
Tóm tắt
Hiện trạng môi trường và các nguồn phát sinh chất thải, tải lượng chất thải của 3 nhà máy chế biến thủy sản của thành phố Cần Thơ được đánh giá và phân tích nguyên nhân. Nhìn chung, vấn đề môi trường trong các nhà máy chủ yếu tập trung ở tải lượng nước thải lớn và nồng độ các chất ô nhiễm cao. Nước thải phát sinh chủ yếu các giai đoạn chế biến, ngâm, rửa; lượng phát sinh nhiều (30 – 50 m3/tấn sản phẩm) và chứa hàm lượng lớn các chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng. Dựa trên nguyên nhân phát sinh chất thải, 31 giải pháp sản xuất sạch hơn được đề xuất và phân tích tính khả thi về mặt kinh tế, kỹ thuật và môi trường, để lựa chọn 14 giải pháp có thể thực hiện, góp phần làm giảm tải lượng chất ô nhiễm 16-24%, giảm tiêu thụ nước 10-15%, tiết kiệm cho nhà máy mỗi năm từ 0,5 – 1,1 tỷ đồng.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Nguyễn Thị Mai Thảo, Tôn Thất Lãng (2013), Nghiên cứu áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn cho ngành chế biến thủy sản ở thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 625, 17-20.
Tài liệu tham khảo
1. Pham Thi Anh, 2010. “Mitigating water pollution in Vietnamese aquaculture production and processing industry: the case of Pangasius and shrimp”, Luận văn TS, Đại học Wageningen, Hà Lan.
2. Trần Đức Ba, Lê Vi Phúc, Nguyễn Văn Quan, 1990. “Kỹ thuật chế biến lạnh thủy sản”. Nhà xuất bản Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp.
3. Roy E. Carawan, 1991. “Processing plant waste management guidelines - Aquatic Fishery Product”.
4. Trung tâm Nghiên cứu – Dịch vụ Công nghệ và Môi trường, 2011. “Bảng tổng kết kết quả thu thập và phân tích số liệu”.
5. Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam, 2004. “Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn. Ngành: chế biến thủy sản”.
6. UNEP (United Nations Environment Programme), 1994. “Cleaner production assessment in fish processing”.