Tác giả

Đơn vị công tác

1Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh

Tóm tắt

Từ nhiều thập kỷ trước, Tributyltin (TBT) đã được sử dụng rộng rãi như chất diệt nấm trong trong sơn chống hà bảo vệ thành tàu. Tuy nhiên, do độc tính của nhóm chất này nên TBT cũng là một chất ô nhiễm bền trong môi trường tự nhiên. Chỉ một hàm lượng rất nhỏ TBT cũng có thể gây tác hại cho sinh vật biển và con người, chẳng hạn như gây biến đổi giới tính ở động vật chân bụng, biến dạng vỏ ốc, gây chảy máu mũi, viêm mũi. Chính vì vậy, việc khảo sát và đánh giá sự phân bố TBT tại các khu vực cảng là điều cần quan tâm do các tàu thuyền thường sử dụng sơn chống hà có chứa TBT. Bài báo trình bày các kết quả khảo sát sự ô nhiễm do TBT tại các cảng thuộc vùng hạ lưu sông Sài gòn. Kết quả nghiên cứu cho thấy TBT đã phát hiện được với tỷ lệ 88% trong tổng số mẫu bùn lắng đã được thu thập vào hai mùa (mùa khô và mùa mưa) tại các khu vực cảng. Hàm lượng TBT ở khu vực cảng Tân Cảng, Ba Son và cảng Sài Gòn dao động tương ứng 13,4 - 26,0; 4,15 - 156 và 2,57 - 164 ng/g trọng lượng khô. So với kết quả nghiên cứu trước đây vào năm 2003, hàm lượng TBT đã tăng lên từ 1,08 đến 3,09 lần. Điều này cho thấy là các tàu thuyền lưu thông tại khu vực nghiên cứu vẫn sử dụng sơn có chứa TBT mặc dù vào tháng 10 năm 2001 Tổ chức Hàng Hải Quốc Tế (IMO) đã đưa ra quyết định cấm sử dụng loại sơn này.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Từ Thị Cẩm Loan, Hoàng Thị Thanh Thủy (2013),  Đánh giá dư lượng của TRIBUTYLTIN trong bùn lắng tại khu  vực cảng thuộc hạ lưu sông Sài GònTạp chí Khí tượng Thủy văn 625, 26-31.

Tài liệu tham khảo

1. Alzieu, C. - Biological effects of tributyltin on marine organisms. In: de Mora, S.J. (Ed.), Tributyltin: Case Study of an Environmental Contaminant.Cambridge University Press, Cambridge, (1996) 167-211.
2. Champ, M.A., Seligman, P.F. (Eds.). Organotin – Environmental Fate and Effects. Chapman and Hall Inc., London (1996).
3. D. D. Nhan, D. T. Loan, I. Tolosa and S. J. de Mora - Occurrence of butyltin compounds in marine sediments and bivalves from three harbour areas (Saigon, Da Nang and Hai Phong) in Vietnam, Applied Organometallic Chemistry 19 (2005) 811-81.
4. Fujiyo Suechiro, Takeshi Kobayashi, Lisa Nonaka, Bui Cach Tuyen and Satoru Suzuki - Degradation of Tributyltin in Microcosm Using Mekong River Sediment, Microbial Ecology 52 (2006) 19-25.
5. Gibbs PE, Bryan GW - TBT-induced imposex in neogastropod snails: masculinization to mass extinction. In Tributyltin: Case Study of an Environmental Contaminant, de MoraSJ (ed.).Cambridge University Press: Cambridge, 1996
6. Ryota Murai, Shin Takahashi, Shinsuke Tanabe, Ichiro Takeuchi – Status of butyltin pollution along the coasts of western Japan in 2oo1, 11 years after partial restrictions on the usage of tributyltin, Marine Pollution Bulletin 51 (2005) 940-949.
7. Sayaka Midorikawaa, Takaomi Araia, Hiroya Harinob, Madoka Ohjia, Nguyen Duc Cuc, Nobuyuki Miyazaki - Concentrations of organotin compounds in sediment and clams collected from coastal areas in Vietnam, Environmental Pollution 131 (2004) 401- 408.
8. Từ Thị Cẩm Loan - Báo cáo kết quả học tập ở Nhật Bản – Phương pháp phân tích các hợp chất thiếc hữu cơ trong bùn lắng và sinh vật. Lưu Viện Môi trường và Tài nguyên - Đại học Quốc Gia TP.HCM (2006).
9. Từ Thị Cẩm Loan, Hoàng Thị Thanh Thủy, Hồ Quốc bằng, Nguyễn Thị Bích Thủy và cộng sự. Đề tài cấp Bộ B2007-24-01. Đánh giá sự ô nhiễm các hợp chất thiếc hữu cơ trong bùn lắng khu vực hạ lưu sông Sài Gòn (2010).