Tác giả

Đơn vị công tác

1Viện Môi trường, Tài nguyên, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh

Tóm tắt

Trước tình hình ô nhiễm hệ thống kênh sông diễn biến phức tạp, các cơ quan quản lý môi trường đều nhận thức được rằng công tác kiểm soát xả thải trên lưu vực cần được quan tâm đầy đủ và cấp bách hơn. Hiện tại, nhiều địa phương trên lưu vực sông Sài Gòn đã mời các cơ quan khoa học tiến hành nghiên cứu đánh giá khả năng chịu tải của hệ thống sông phục vụ cho quy hoạch xả thải. Để giải quyết vấn đề này, có nhiều cách tiếp cận và giải quyết khác nhau, như áp dụng theo Thông tư 02/2009/TT-BTNMT ngày 19 tháng 3 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc “quy định đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước”. Từ năm 2003, Ủy hội sông Mekong đã triển khai nghiên cứu và đang áp dụng phương pháp quan trắc sức khỏe sinh thái cho các quốc gia hạ lưu Mekong, trong đó có Việt Nam. Nhóm nghiên cứu của Việt Nam đã thử triển khai phương pháp quan trắc trực tiếp này trên sông Sài Gòn với hy vọng kết quả của phương pháp đánh giá và phân hạng sức khoẻ sinh thái sẽ cung cấp thông tin, từ đó có thể đánh giá được khả năng tiếp nhận chất thải của sông. Cùng với những phương pháp được nêu trên, trong thời gian qua nhóm tác giả bài báo này tập trung quan tâm vào đánh giá khả năng tự làm sạch của sông. Phương pháp mô hình hóa tính toán diễn biến chất lượng nước được sử dụng để đánh giá và dự báo khả năng chịu tải hoặc khả năng tiếp nhận nước thải của các dòng sông phục vụ cho việc cấp phép xả thải.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Bùi Tá Long, Nguyễn Duy Hiếu, Lê Thị Hiền (2013), Xác định khả năng tự làm sạch hệ thống kênh, sông - Lấy sông Sài Gòn làm ví dụ nghiên cứuTạp chí Khí tượng Thủy văn 626, 1-9.

Tài liệu tham khảo

1. Davis M.L., Cornwell D.A., 2008. Introduction to Environmental Engineering, 4th edition, 2008, McGraw – Hill, ISBN 978 – 0 – 07 – 242411 – 9. (in English).
2. Hydroscience, Inc., 1971. Simplified mathematical modeling of water quality. U.S.Environmental Protection Agency, Office of Water Programs, Washington D.C.
3. Danish Hydraulic Institute software – MIKE21 flow model FM, 2007, User Guide.
4. Danish Hydraulic Institute software - MIKE 11 Reference Manual – 2007.
5. O’Connor D.T., Dobbins W.E. (1958). The mechanism of reaeration in natural streams//Trans. Amer.Soc.Civ. En.-1958.-123.-p 222 – 232.
6. Streeter H.W., Phelps E.B. (1925). A study of the pollution and nature purification of the Ohio river, III. Factors concerned in the phenomena of oxidation and reaeration. United states public health service. Washington, D.C. – 1925.-N146.-75p.
7. Ивченко Л.В.(2005) Повышение эффективности очистных сооружений с учетом самоочищаю- щей способности воды. 2005, 241 c. Диссерт. кан. наук.
8. Bùi TáLong, Nguyễn Văn Phước, Nguyễn Thanh Hùng, 2011. Phương pháp tính toán thiệt hại về kinh tế và môi trường đối với một lưu vực sông bị ô nhiễm – Trường hợp điển hình: lưu vực sông Thị Vải. Tạp chí Phát Triển Khoa Học & Công Nghệ (M1) 2011, trang 5 - 28.
9. Bùi Tá Long và CTV, (2012). Xây dựng mô hình tích hợp hỗ trợ đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Sài Gòn. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, Số 621 (9) 2012, trang 13 – 22.
10. Lâm Minh Triết và CTV (2008). Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tổng thể và khả thi bảo vệ nguồn nước sông Sài Gòn đảm bảo an toàn cấp nước cho Thành phố. Báo cáo kết quả đề tài.
11. Lê Thanh Hải (2003), Đánh giá tình hình quản lý tài nguyên nước mặt, nước ngầm ở lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai hiện nay”, Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh. Báo cáo đề tài khoa học.
12. Lê Trình, Nguyễn Quốc Hùng (2004). Môi trường lưu vực sông Đồng Nai - Sài Gòn, NXB KHKT, 2004
13. Nguyễn Tất Đắc (2005). Mô hình toán cho dòng chảy và chất lượng nước trên hệ thống kênh sông. NXB Nông nghiệp. 234 trang.
14. Phan Văn Hoặc (2002). Đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố khí tượng, thủy văn đến chất lượng nước sông Sài Gòn - Đồng Nai. Báo cáo Tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài cấp thành phố Hồ Chí Minh.