Tác giả

Đơn vị công tác

1Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường
2Trung tâm Khoa học Công nghệ Khí tượng Thủy văn và Môi trường

Tóm tắt

Ở Bắc Bộ và Thanh Hóa, nhiệt độ thấp nhất thường xảy ra trong 3 tháng chính đông (12, 1, 2) song giá trị của chúng khác nhau rất nhiều giữa năm này và năm khác dưới tác động mạnh mẽ của các điều kiện hoàn lưu khí quyển. Bài báo nghiên cứu quan hệ không cùng mùa giữa các đặc trưng hoàn lưu mùa xuân, mùa hè, bao gồm khí áp mực biển, bức xạ sóng dài, vận tải ẩm trên 14 khu vực và chỉ số hoàn lưu trên Đông Á – Tây Thái Bình Dương mở rộng với nhiệt độ thấp nhất mùa đông trên 6 khu vực miền Bắc Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khí áp trên một số khu vực cùng với một số chỉ số hoàn lưu trong mùa xuân, mùa hè có liên quan chặt chẽ với nhiệt độ thấp nhất mùa đông trên một số khu vực của Bắc Bộ và Thanh Hóa. Dựa trên các quan hệ chặt chẽ này, bài báo đã xây dựng một số phương trình hồi quy 3 biến dự báo nhiệt độ thấp nhất mùa đông trên các khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa theo các đặc trưng hoàn lưu. Kết quả thử nghiệm cho phép kết luận rằng, hoàn toàn có thể dự báo nhiệt độ thấp nhất mùa đông trên một số đặc trưng hoàn lưu mùa xuân và mùa hè trước đó.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Phạm Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Lan, Vũ Văn Thăng, Nguyễn Trọng Hiệu (2013), Quan hệ giữa nhiệt độ thấp nhất mùa đông ở Bắc Bộ và Thanh Hóa với một số đặc trưng hoàn lưu và khả năng dự báoTạp chí Khí tượng Thủy văn 626, 10-15.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Đức Ngữ (2002), Quan hệ giữa ENSO và gió mùa châu Á ,Tuyển Tập báo cáo hội nghị khoa học lần thứ 7.
2. Nguyễn Đức Ngữ (2002), Tác động của ENSO đến thời tiết, khí hậu, môi trường và kinh tế-xã hội ở Việt Nam , Báo cáo tổng kết khoa học đề tài nghiên cứu khoa học độc lập cấp nhà nước.
3. Nguyễn Trọng Hiệu, Nguyễn Đức Ngữ (2004). Khí hậu và tài nguyên khí hậu Việt Nam.
4. Tổng cục Khí tượng Thủy văn (1994). Tập số liệu khí tượng của công trình 42A.
5. National Oceanic and Atmospheric Administration, National Climatic Data Cente(2009). Southern Oscillation Index (SOI).
6. NOAA Climate Prediction Center and LuAnn Dahlman - NOAA Climate Program Office (2009), Climate Variability: Oceanic Niño Index.
7. He Jinhai và Sun Zhaobo, 2000. Monsoon Meteorology. WMO RMTC
8. http://www.esrl.noaa.gov/psd/data/gridded/data.ncep.reanalysis.html.
9. WMO (2005). The Global Monsoon System: Research and Forecast. WMO/TD 1266.