Tác giả

Đơn vị công tác

1Trường Đại học Cần Thơ

Tóm tắt

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nằm ở hạ nguồn sông Mekong, mỗi năm nhận một lượng lớn nước lũ và phù sa từ thượng nguồn – có ý nghĩa quan trọng với nền sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản cũng như hệ sinh thái tự nhiên ở ĐBSCL. Tuy nhiên, lũ cũng đã gây ra những khó khăn đáng kể, đặc biệt là mỗi khi lũ về sớm. Để khắc phục những khó khăn do lũ gây ra, nhiều diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh đầu nguồn ở ĐBSCL (An Giang, Đồng Tháp) đã được bao đê (bao gồm  cả đê bao khép kín và đê bao tháng 8 – đê bao lững). Tuy vậy, trong những năm gần đây hiệu quả của các hệ thống đê bao khép kín đã được thảo luận khá nhiều, đặc biệt là xung quanh một số tác động tiêu cực được cho là do hệ thống đê bao khép kín gây ra như: làm tăng mực nước trên sông trong mùa lũ, đất sản xuất trong vùng đê bao khép kín bị suy thoái dẫn đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp thấp. Huyện Châu Phú, tỉnh An Giang được chọn là một huyện điển hình để khảo sát và đánh giá động thái lũ  thay đổi do tác động của hệ thống đê bao khép kín với lý do: (i) hệ thống cơ sở hạ tầng thủy lợi phát triển từ năm 2000; (ii) vào mùa lũ năm 2011, vỡ đê cục bộ gây ra những tác động tiêu cực đối với đời sống và sản xuất nông nghiệp của người dân địa phương. Ngoài ra, động thái lũ tại một số trạm quan trắc mực nước trên dòng chính cũng đã được phân tích, nhằm xác định một số nguyên nhân nội tại góp phần gây ra hiện tượng nước lũ dâng cao ở các tỉnh đầu nguồn ở ĐBSCL vào năm 2011.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Huỳnh Minh Thiện, Văn Phạm Đăng Trí, Nguyễn Hiếu Trung, Huỳnh Vương Thu Minh (2013), Tác động của việc phát triển hệ thống đê bao lên sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh An Giang và động thái lũ trên hệ thống sông chính ở Đồng bằng sông Cửu LongTạp chí Khí tượng Thủy văn 626, 35-40.

Tài liệu tham khảo

1. Trần Như Hối, 2005, Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ xây dựng hệ thống đê bao, bờ bao nhằm phát triển bền vững vùng ngập ĐBSCL – Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của bao đê đến sự phát triển bền vững ĐBSCL.
2. Nguyễn Sinh Huy và Hồ Văn Chín, 2009, Điều khiển lũ ở Tứ giác Long Xuyên, Tạp chí khoa học và công nghệ năm 2009, số 5:109 – 127.
3. Nguyễn Hữu Ninh, 2007, Flood in Mekong river delta, Viet Nam
4. Đinh Hồng Phong, 2007, Xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin địa hình thủy văn cơ bản phục vụ phòng chống lũ lụt và phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long.
5. Nguyễn Minh Quang, 2006, Những vấn đề thủy lợi ở Đồng bằng sông Cửu Long.
6. Tô Văn Trường, 2005, Nghiên cứu nhận dạng toàn diện về lũ, dự báo, kiểm soát và thoát lũ phục vụ yêu cầu sống chung với lũ ở ĐBSCL – Tập bản đồ theo tần suất.
7. Lê, AT, T. H. Chu, F. Miller, and T. S. Bach. 2007. “Chapter 1: Flood and salinitymanagement in the Mekong Delta, Vietnam.”in Challenges to sustainable development in the Mekong Delta: Resional and national policy issues and research needs, edited by TB Tran, T. S. Bach, and F. Miller.
8. Pantulu.V.R (1986), The Mekong river system, in: Hogan.Z, Long distance migration and marine habitation in the tropical asian catfish.
9. Văn, T. P. D., I. Popescu, A. van Grienven, D. Solomatine, N.H. Trung and A. Green (submitted), A study of the  climate change impacts on fluvial flood propagation in the Vietnamese Mekong Delta. Hydrology and Earth System Sciences.