Tác giả

Đơn vị công tác

1Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Tp. Hồ Chí Minh

Tóm tắt

Hiện trạng môi trường và các nguồn phát sinh chất thải, tải lượng chất thải của 3 nhà máy sản xuất bia, nước giải khát của thành phố Cần Thơ được đánh giá và phân tích nguyên nhân. Nhìn chung, nước thải phát sinh chủ yếu từ giai đoạn vệ sinh hệ thống, tuy lượng phát sinh không nhiều (5,8 – 6,2 m3/ m3 sản phẩm) nhưng tải lượng cao và chứa hàm lượng lớn các chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng. Dựa trên nguyên nhân phát sinh chất thải, 26 giải pháp sản xuất sạch hơn được phân tích tính khả thi về mặt kinh tế, kỹ thuật và môi trường, để lựa chọn 12 giải pháp có thể thực hiện, góp phần làm giảm tải lượng chất ô nhiễm 12 - 25%, giảm lượng nước tiêu thụ 5-10%, tiết kiệm cho nhà máy mỗi năm đến 1 tỷ đồng. Hệ thống xử lý nước thải của nhà máy cũng được đánh giá, phân tích ưu, khuyết điểm và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu suất xử lý đến 85-90%, giúp nước thải sau khi xử lý tại các nhà máy đạt được QCVN 40:2011/BTNMT.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Tôn Thất Lãng (2013), Đánh giá tải lượng ô nhiễm của ngành sản xuất bia - nước giải khát và đề xuất các biện pháp giảm thiểu và xử lýTạp chí Khí tượng Thủy văn 626, 41-45.

Tài liệu tham khảo

1. António G. Brito, João Peixoto, José M. Oliveira, José A. Oliveira, Cristina Costa, Regina Nogueira, and Ana Rodrigues, 2005. Brewery and Winery Wastewater Treatment: Some Focal Points of Design and Operation. Center of Biological Engineering, Portugal.
2. FAO Source, 2000 – 2002. World beer production. BIOS International 2003, 8(2): 47 – 50.
3. Tôn Thất Lãng, 2012. Đánh giá tải lượng ô nhiễm cho một số loại hình công nghiệp chính. Đề xuất các biện pháp giảm thiểu và công nghệ xử lý các loại chất thải các loại công nghiệp này tại thành phố Cần Thơ. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố Cần Thơ
4. Multilaral Investment Guarantee Agency, 2005. Environmental Guidelines for Breweries. World Bank.
5. Paul Buttrick, 2006. Beer Recover From Tank Bottom. The Brewer & Distiller, vol 2, issue 4, pages: 19 – 22.
6. Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam, 2008. Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn. Ngành: Sản xuất Bia. Nhà Xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
7. United Nations Environment Programme, 1996. Cleaner Production in Breweries. UNEP.