Tác giả

Đơn vị công tác

1Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Tóm tắt

Qua các phân tích và đánh giá tại thành phố Hà Nội, nhiệt độ tại khu vực nội thành luôn cao hơn các khu vực lân cận, cường độ đảo nhiệt của thành phố Hà Nội so với khu vực lân cận ngày càng tăng. Nguyên nhân của hiện tượng trên là do sự gia về tăng dân số, về quy mô và diện tích thành phố, về quy mô và diện tích các khu công nghiệp...nhưng nguyên nhân chính là các hoạt động giao thông vận tải. Số lượng các phương tiện xe gắn máy, ôtô tăng vọt trong giai đoạn gần đây, chất lượng xe gắn máy thấp dẫn đến lượng khí thải và nhiệt phát thải ra môi trường rất lớn, là nhân tố cơ bản làm gia tăng hiệu ứng đảo nhiệt và biến đổi khí hậu ở Hà Nội. Nhằm phát triển đô thị Hà Nội bền vững trong bối cảnh mở rộng, ngay từ bây giờ cần phải giải quyết hiệu quả mối quan hệ phát triển giao thông vận tải - ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong đó tập trung quy hoạch lại hạ tầng giao thông, phát triển số lượng và chất lượng phương tiện giao thông vận tải công cộng, nâng cao tiêu chuẩn khí thải và quản lý chặt chẽ chất lượng của phương tiện giao thông. Ngoài các biện giáp về quản lý, cần giáo dục và nâng cao ý thức cộng đồng trong vấn đề sử dụng hợp lý phương tiện giao thông. 

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Đào Ngọc Hùng (2013), Đánh giá ảnh hưởng của giao thông đến hiệu ứng đảo nhiệt ở thành phố Hà NộiTạp chí Khí tượng Thủy văn 626, 46-50.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Giao thông vận tải (2009), Đề án kiểm soát khí thải mô tô, xe máy tham gia giao thông tại các tỉnh, thành phố lớn; mức tiêu chuẩn khí thải và lộ trình thực hiện, Hà Nội.
2. Đặng Mạnh Đoàn và nnk, Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí Hà Nội và kiến nghị nhằm giảm thiểu ô nhiễm, Viện Khoa học Khí tượng - thủy văn và môi trường.
3. Phạm Ngọc Đăng, Thực trạng ô nhiễm không khí đô thị ở Việt Nam, http://vea.gov.vn
4. Đào Ngọc Hùng (2010), Biến đổi khí hậu ở thủ đô Hà Nội, Kỉ yếu hội thảo khoa học địa lý, ĐHSP Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Ngọc Vân (2010), Hà Nội qua các số liệu thống kê 1945 - 2008, Hà Nội.
6. Christiane Molt, Clement Musil (2010), Building a Public Transportation system in Ha Noi. Between emergency and constraints, Kỷ yếu hội thảo Biến đổi khí hậu và phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam, Hà Nội.
7. http://www.yeumoitruong.com