Tác giả
Đơn vị công tác
1Liên minh Hợp tác xã Việt Nam
Tóm tắt
Huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội với lượng chất thải rắn sinh hoạt ước khoảng 88 tấn/ngày. Lượng CTRSH được thu gom chiếm 90%. Hệ số phát sinh CTRSH trên đầu người trung bình là 0,58 kg/người/ngày. Thành phần hữu cơ chiếm 50% - 54%. Các thành phần còn lại chiếm tỷ lệ nhỏ (như nilon, nhựa là 11,5% - 14,5%). Kết quả điều tra cho thấy, 90% người dân đánh giá thời gian và tần suất thu gom hợp lý, công tác thu gom đạt hiệu quả, đảm bảo mỹ quan đô thị. Chất thải rắn hiện nay chưa được phân loại rác tại nguồn và sau thu gom được chuyển đến nhà máy xử lý và chế biến rác Phương Đình để xử lý bằng phương pháp đốt. Tuy nhiên công tác quản lý CTRSH còn hạn chế trong hệ thống quy định, thông tin, tuyên truyền, chưa có định hướng phù hợp xu hướng gia tăng lượng thải, hạn chế trong quản lý khu vực tập kết và xử lý chất thải... Các giải pháp về chính sách; nâng cao năng lực của hệ thống quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường như tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức; công nghệ, vị trí tập kết và trạm trung chuyển, xử lý chất thải theo công nghệ tiên tiến đã được đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện. Nghiên cứu này đánh giá hiện trạng và giải pháp quản lý ở quy mô cấp huyện sẽ góp phần là bài học tốt có ý nghĩa để quản lý CTRSH quy mô lớn hơn trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Phạm Thị Tố Oanh (2020), Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội. Tạp Chí Khí tượng Thủy văn, 713, 56-66.
Tài liệu tham khảo
1. Công ty cổ phần môi trường Tân Hội (2015), Báo cáo số: 22/BC-MTTH ngày 29/12/2015 của Công ty cổ phần môi trường Tân Hội.
2. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đan Phượng, Báo cáo năm 2017-2019.
3. Hợp tác xã Thành Công (2019), Báo cáo tổng kết kết quả hoạt động năm 2019 của Hợp tác xã Thành Công.
4. Tổng cục môi trường (2018), Báo cáo môi trường quốc gia về quản lý chất thải rắn.
5. Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính Phủ về Quản lý chất thải rắn và phế liệu.
6. Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 9/04/2007 của Chính Phủ về Quản lý chất thải rắn.
7. Trần Hiếu Huệ (2001), Quản lý chất thải rắn, NXB xây dựng, Hà Nội.
8. Nguyễn Xuân Nguyên (2004), Công nghệ xử lý rác thải và chất thải rắn, NXB khoa học kỹ thuật.
9. UBND huyện Đan Phượng (2018), Báo cáo dân số.
10. UBND thành phố Hà Nội (2013), Quyết định số 7936/QĐ-UBND ngày 27/12/2013 về việc quy định mức thu dịch vụ vệ sinh đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
11. UBND thành phố Hà Nội (2014), Quyết định số 44/2014/QĐ-UBND ngày 20/08/2014 về việc thu phí vệ sinh đối với chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đinh, cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội.