Tác giả

Đơn vị công tác

1Đài Khí tượng Thủy văn khu vực đồng bằng Bắc Bộ

2Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia

Tóm tắt

Nghiên cứu khảo sát dự báo nhiệt độ hạn mùa vào mùa đông trên khu vực Bắc Bộ bằng mô hình khí hậu khu vực RegCM phiên bản 4.6.1. Các khảo sát đánh giá các kết quả dự báo do ảnh hưởng của việc sử dụng các sơ đồ tham số hóa vật lý khác nhau của mô hình RegCM, gồm sơ đồ bề mặt BATS và CLM4.5, sơ đồ bức xạ RRTM và CCRM và sơ đồ đối lưu Grell, Kain-Friscth và Tiedkle. Điều kiện biên sử dụng là mô hình CFS phiên bản 2 của NCEP (Mỹ) thời đoạn 2011-2018. Các kết quả được đánh giá trực tiếp với các quan trắc của Việt Nam trong giai đoạn này cho thấy: i) kết quả dự báo có độ nhạy lớn nhất đối với sự thay đổi sơ đồ bề mặt; ii) trong khi BATS có xu thế dự báo sai số thiên âm, sử dụng CLM4.5 có xu thế dự báo thiên dương. Sai số dự báo nhiệt độ trung bình các tháng mùa đông còn lớn ở tất cả các cấu hình vật lý thử nghiệm, tuy nhiên với hệ số tương quan cao cho từng vùng khí hậu cho thấy khả năng áp dụng các phương pháp hiệu chỉnh thông kê ở các nghiên cứu tiếp theo. Ngoài ra, việc tổ hợp các 12 dự báo khác nhau cũng cho phép có kết quả với sai số giảm hơn so với việc sử dụng từng dự báo đơn lẻ.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Võ Văn Hòa, Dư Đức Tiến, Mai Khánh Hưng, Lương Thị Thanh Huyền, Đặng Đình Quân (2020), Thử nghiệm dự báo tổ hợp hạn mùa trường nhiệt độ mùa đông trên khu vực Bắc bộ dựa trên cách tiếp cận đa vật lý và trung bình trễ. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 714, 1-9.

Tài liệu tham khảo

1. Kushnir, Y., Scaife, A.A., Arritt, R. et al. (2019), Towards operational predictions of the nearterm climate. Nature Climate Change, 9, 94-101.
2. Smith, D.M., Scaife, A.A., Kirtman, B.P. (2012), What is the current state of scientific knowledge with regard to seasonal and decadal forecasting? Environmental Research Letters, 7(1), 015602. Doi:10.1088/1748-9326/7/1/015602.
3. Fink, A., Langhans, W., Fosser, G., Ferrone, A., Ban, N., Goergen, K., Keller, M., Tölle, M., Gutjahr, O., Feser, F., et al. (2015),
A review on regional convection‐permitting climate modeling: Demonstrations, prospects, and challenges. Reviews of Geophysics, 53, 323- 361, Doi:10.1002/2014RG000475.
4. Phan Văn Tân, Dư Đức Tiến (2005),
Ảnh hưởng của tính bất đồng nhất bề mặt đệm đến các trường nhiệt độ và lượng mưa mô phỏng bằng mô hình RegCM trên khu vực Đông Dương và Việt Nam. Tạp chí khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, T.XXI, 4, 57-68.
5. Phan Văn Tân, Nguyễn Hướng Điền, Dư Đức Tiến (2005),
Sơ đồ BATS và ứng dụng trong việc tính các dòng trao đổi năng lượng và nước giữa bề mặt đất - khí quyển. Tạp chí khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, T.XX, 1, 40-56.
6. Hồ Thị Minh Hà (2008),
Nghiên cứu khả năng mô phỏng mùa các yếu tố khí tượng trên lãnh thổ Việt Nam bằng phương pháp thủy động và thống kê. Luận án Tiến sĩ Khí tượng học, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội.
7. Phan Văn Tân và cộng sự (2008),
Nghiên cứu ứng dụng mô hình khí hậu khu vực mô phỏng/dự báo mùa các trường khí hậu bề mặt phục vụ qui hoạch phát triển và phòng tránh thiên tai. Báo cáo Tổng kết đề tài QGTĐ.06.05, ĐHQG Hà Nội, 121 trang.
8. Phan Văn Tân và cộng sự (2010),
Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu đến các yếu tố và hiện tượng khí hậu cực đoan ở Việt Nam, khả năng dự báo và giải pháp chiến lược ứng phó. Báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp quốc gia, mã số KC08.29/06-10.
9. Gao, X., Giorgi, F. (2017),
Use of the RegCM system over East Asia: Review and perspectives. Engineering, 3, 766-772, doi:10.1016/J.ENG.2017.05.019.
10. Saha, S., Moorthi, S., Wu, X., Wang, J., Nadiga, S., Tripp, P., Behringer, D., Hou, Y.T., Chuang, H.Y., Iredell, M., Ek, M. (2014),
The NCEP climate forecast system version 2. Journal of Climate, 27, 2185-2208. Doi:10.1175/jcli-d-12-00823.1.