Tác giả

Đơn vị công tác

1 Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường; tdbtrung@monre.gov.vn; huylq98@gmail.com;

 

Tóm tắt

Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 519/QĐ–TTg ngày 31 tháng 3 năm 2016. Trong quy hoạch này, vấn đề phát thải khí nhà kính chưa được đề cập một cách thấu đáo. Nghiên cứu này đã thử nghiệm tính toán phát thải khí nhà kính của giao thông vận tải hành khách trên địa bàn Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2020–2030 trên nền số liệu của Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội. Tính toán phát thải khí nhà kính được thực hiện theo phương pháp từ dưới–lên theo mô hình ASIF của Lee Schipper. Nghiên cứu đã xây dựng, thiết lập sơ đồ lô–gic để tính toán. Có tất cả 7 kịch bản khác nhau đã được lập ra theo nguyên tắc: khoa học, khả thi, có khả năng nhận được sự đồng thuận cao của cộng đồng. Kết quả nghiên cứu đã đạt được gồm: đã tính toán lượng phát thải khí nhà kính do hoạt động giao thông vận tải hành khách trên địa bàn Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn 2020–2030 cho cả 7 kịch bản. Các kết quả nghiên cứu này có giá trị tạo ra cơ sở khoa học cho các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong vùng nghiên cứu.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Trung, T.D.B.; Huy, L.Q.; My, T.D.T. Thử nghiệm tính toán phát thải khí nhà kính của giao thông vận tải hành khách trên nền Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2020716, 26-39. 

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Tài nguyên Môi trường. Thông báo quốc gia lần thứ nhất của Việt Nam cho công ước khung liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu, 2013.

2. Bộ Tài nguyên Môi trường. Thông báo quốc gia lần thứ 2 của Việt Nam cho công ước khung liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu, 2010.

3. Bộ Tài nguyên Môi trường. Thông báo quốc gia lần thứ 3 của Việt Nam cho công ước khung liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu, 2019.

4. Bộ Tài nguyên Môi trường. Báo cáo hai năm một lần lần thứ nhất cho Công ước khung liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu, 2014.

5. Bộ Tài nguyên Môi trường. Báo cáo hai năm một lần lần thứ hai cho Công ước khung liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu, 2017.

6. David, N.; Barnes, F.; Acrea, F.; Chen, C.; Buluç, L.Y.; Parker, M.M. Top–down and bottom–up approaches to greenhouse gas inventory methods – A comparison between national– and forest–scale reporting methods. USDA Forest Service – General Technical Report PNW–GTR. 2015, 1–30.

7. Hue, P.T. Energy consumption and air emission inventory for transportation sectors of Viet Vam. VN J. Sci. Technol. 2018, 56, 30–35. https://doi.org/10.15625/2525-2518/56/2C/13026.

8. Tuan, T.A. Greenhouse gas emission inventory of hue tourism sector based on the bilan carbone® version 6. Proceeding of Geo-engineering for responding to climate change and sustainable development of infrastructureAt: Hue City, VietnamVolume: Hue Geo-engineering, 2012, 1–8.

9. Vasconcellos, E.A. Urban Transport, Environment And Equity – The Case For Developing Countries, Earthscan (www.earthscan.co.uk), 2001.

10. Schipper, L.; Marie–Lilliu, C.; Gorham, R. Flexing the Link Between Transport and Greenhouse Gas Emissions: A Path for the World Bank, 2000.

11. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Công văn số 263/BĐKH–TTBVTOD về việc Thông báo hệ số phát thải của lưới điện Việt Nam năm 2018, 2020.

12. IPCC. Revised 1996 IPCC Guidelines for National Greenhouse Gas Inventories, 2003.

13. Tổng công ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải (TEDI). Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, 2016.