Tác giả
Đơn vị công tác
1Khoa Xây dựng, Đại học Văn Lang, Thành phố Hồ Chí Minh; vuminhcat@gmail.com
Tóm tắt
Theo luật phòng chống thiên tai thì nước ta có tới 21 loại thiên tai, trong đó lũ lụt là loại thiên tai gây tổn thất lớn nhất về người và tài sản. Sử dụng các phương pháp lượng hóa được mức độ tổn thất do lũ lụt và xây dựng bản đồ phân bố không gian của rủi ro lũ lụt là xu hướng được áp dụng phổ biến ở các nước tiên tiến và bước đầu đã được áp dụng cho một số dự án ở nước ta. Bằng việc sử dụng phương pháp đánh giá định lượng tổn thất do lũ, nghiên cứu đã xác định được mức độ rủi ro lũ chi tiết tới cấp xã ứng với 3 nhóm kịch bản năm 2015, 2030 và 2050 có xét tới tác động của khí hậu và sử dụng đất. Kết quả nghiên cứu chỉ ra các loại hình kinh tế, các xã chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của lũ lụt. Nghiên cứu cho thấy dưới tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và xu thế đô thị hóa ngày càng tăng thì rủi ro do lũ lụt cũng sẽ tăng lên và thiệt hại hàng năm do lũ lụt có thể lên tới 2,5% GDP của địa phương. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp địa phương xây dựng kế hoạch và lồng ghép quản lý phòng chống thiên tai với phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Cát, C.V.; Đánh giá rủi ro thiên tai do lũ lụt lưu vực sông Dinh. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2020, 717, 1-10.
Tài liệu tham khảo
1. Luật Phòng chống thiên tai số 33/2013/QH13, 2013.
2. Fiscal Impact of Natural Disasters in Vietnam. GFDRR, 2011. Avaliable online: http://siteresources.worldbank.org/EXTDISASTER/ Resources/Vietnam/ Fiscal Impact Study.
3. Luo, T.; Maddocks, A.; Iceland, C.; Ward, P.; Winsemius, H. World’s 15 Countries with the Most People Exposed to River Floods, 2015. Avaliable online: https://www.wri.org/blog/2015/03/world’s15 countries most people exposed river floods.
4. Kế hoạch PCTT hàng năm Tỉnh Ninh Thuận từ 2010 đến 2018.
5. Hazus®–MH. Multi–hazard loss estimation methodology, flood model, HAZUS, technical manual. Department of Homeland Security Federal Emergency Management Agency Mitigation Division Washington, D.C., 2013, pp. 569.
6. Mekong River Commission. Flood Protection Criteria for the Mekong Delta, Vietnam. The Flood Management and Mitigation Programme, Component 2: Structural Measures & Flood Proofing in the Lower Mekong Basin, 2009, 6, pp. 1–88.
7. Mohammadi, S.A.; Nazariha, M.; Mehrdadi, N. Flood damage estimate (quantity), using HEC–FDA model. Case study: The Neka river. Procedia Eng. 2014, 70, 1173–1182.
8. FEMA. Hazus Flood Model User Guidance. Fed. Emerg. Manag. Agency 2018, pp. 1–263.
9. Tezuka, S.; Takiguchi, H.; Kazama, S.; Sato, A.; Kawagoe, S.; Sarukkalige, R. Estimation of the effects of climate change on flood–triggered economic losses in Japan. Int. J. Disaster Risk Reduct. 2014, 9, 58–67