Tác giả
Đơn vị công tác
1 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM; ttkim@hcmunre.edu.vn; nguyenthithanhminh0419@gmail.com
2 Viện Môi trường và Tài nguyên, Đại học Quốc Gia Tp.HCM; ttkim@hcmunre.edu.vn
3 Trường Đại học Bách Khoa; ntbay@hcmut.edu.vn; tnqnga@hcmut.edu.vn
4 Đại học Quốc Gia Tp.HCM; ntbay@hcmut.edu.vn; tnqnga@hcmut.edu.vn
5 Sở Khoa học và Công nghệ Tp.HCM; kyphungng@gmail.com
* Tác giả liên hệ: ttkim@hcmunre.edu.vn; Tel.: +84 902698585
Tóm tắt
Bài báo này tập trung tính toán diễn biến đáy khu vực cửa sông tỉnh Sóc Trăng dưới ảnh hưởng của thủy triều bằng phương pháp mô hình toán MIKE 21 với hai module HD và MT để mô phỏng chế độ dòng chảy và vận chuyển bùn cát tới diễn biến bồi xói đáy. Kết quả hiệu chỉnh, kiểm định thủy lực và vận chuyển bùn cát đạt được sự tương quan khá tốt với số liệu tại trạm Đại Ngãi và Trần Đề, đảm bảo độ tin cậy mô hình để mô phỏng hình thái đáy vào mùa lũ. Tính toán cho thấy, vào mùa lũ, dưới tác động của lưu lượng đổ về lớn nên dòng chảy sông chiếm ưu thế so với dòng chảy triều và cung cấp một lượng bùn cát lớn, do đó xu thế bồi xói phân bố rõ nét. Các khu vực xói mạnh tập trung giữa lòng sông ở đầu bờ cù lao với mức độ lớn nhất là 0,15 m; và khu vực bồi nhiều nhất ven bờ cửa sông Định An với mức độ là 0,24 m.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Kim, T.T.; Minh, N.T.T.; Nga, T.N.Q.; Bảy, N.T.; Phùng, N.K. Nghiên cứu diễn biến đáy khu vực cửa sông Hậu thuộc tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2020, 717, 44-55.
Tài liệu tham khảo
1. Sở TN&MT Sóc Trăng. Dự án Báo cáo tổng hợp quy hoạch sử dụng đất bãi bồi ven biển tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010–2020, định hướng đến năm 2030, 2011.
2. Trung, L.T.; Phái, V.V.; Anh, V.T. Đặc điểm địa mạo dải ven biển Sóc Trăng–Cà Mau (từ cửa Định An đến cửa Tiểu Dừa). Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường 2014, 30, 55–72.
3. Trung, L.T.; Anh, V.T.; Phái, V.V.; Lân, V.Q.; Nguyên, P.H. Nghiên cứu tính toán vận chuyển trầm tích và biến đổi địa hình đáy biển ven bờ Sóc Trăng–Cà Mau sử dụng mô hình Mike21 bằng phương pháp phần tử hữu hạn. Tạp chí Địa chất 2014, 346–348, 191–200.
4. Albers, T.; Von Lieberma, N. Dự án Quản lý Nguồn Tài nguyên Thiên nhiên Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng: Nghiên cứu về Dòng chảy và Mô hình Xói lở, Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit (GiZ) GmbH, Sóc Trăng, 2011, 72.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Bản đồ trực tuyến quản lý sạt lở. Trang online: http://satlo.vndss.com/13/9.5556/106.2491/c2. (Truy cập ngày 05/03/2020).
6. Bảy, N.T. Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu xác định nguyên nhân, cơ chế và đề xuất giải pháp khả thi về kỹ thuật, hiệu quả về kinh tế nhằm hạn chế xói lở, bồi lắng cho hệ thống sông đồng bằng sông Cửu Long, mã số: KHCN–TNB.ĐT/14–19/C10, 2017–2020.
7. Kim, T.T.; Nga, N.T.Q.; Bay, N.T. The effect of reducing sediment load on alluvial erosion process of the upstream Mekong Delta in Vietnam. The 11th Regional Conference on Environmental Engineering 2018 (RCEnvE–2018), Cambodia, 2018.
8. Hồng, N.V. Nghiên cứu biến động hình thái cửa sông Cổ Chiên dưới tác động thủy động lực học, Phân viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, 2016.
9. DHI. MIKE 21 & MIKE 3 Flow Model FM. Hydrodynamic Module. Scientific documentation, 2012.
10. DHI, MIKE 21 & MIKE 3 Flow Model FM. Hydrodynamic and Transport Module. Scientific documentation, 2012.
11. Moriasi, D.N.; Gitau, M.W.; Pai, N.; Daggupati, P. Hydrologic and water quality models: Performance measures and evaluation criteria. Trans. ASABE 2015, 58, 1763–1785. https://doi.org/10.13031/trans.58.10715.
12. Hùng, L.M.; Hoằng, T.B.; Khang, N.D.; Anh, T.T. Kết quả ứng dụng mô hình SWAT trong tính toán xói bề mặt lưu vực hạ lưu sông Mekong. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy lợi 2012, 25–32.
13. Nga, T.N.Q.; Khoi, D.N.; Thuy, N.T.D.; Nhan, D.T.; Kim, T.T.; Bay, N.T. Understanding the Flow and Sediment Dynamics in the Mekong River – A Case Study in the Vinh Long Province. APAC 2019. Springer, Singapore. https://doi.org/10.1007/978–981–15–0291–0_196.
14. Gupta, H.V.; Sorooshian, S.; Yapo, P.O. Status of automatic calibration for hydrologic models: Comparision with multilevel expert calibration. J. Hydrologic Eng. 1999, 4, 135–143.