Tác giả
Đơn vị công tác
1 Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu; huynhlanhuong@gmail.com.
* Tác giả liên hệ: huynhlanhuong@gmail.com; Tel.: +84–912119740
Tóm tắt
Theo báo cáo Đóng góp do quốc gia tự quyết định của Việt Nam, Việt Nam sẽ cam kết giảm nhẹ phát thải khí nhà kính từ các lĩnh vực trong đó có nông nghiệp. Báo cáo cũng đặt ra các mục tiêu về thích ứng với biến đổi khí hậu. Để có thể tăng cường khả năng chống chịu, cần thiết phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện nhiệt độ tăng cao do biến đổi khí hậu. Để góp phần thực hiện cam kết của quốc gia về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, việc tính toán lợi ích giảm phát thải khí nhà kính từ việc triển khai các hành động thích ứng là rất cần thiết. Báo cáo này thực hiện việc nghiên cứu tính toán lợi ích giảm phát thải khí nhà kính khi chuyển đổi diện tích trồng lúa sang cây trồng khác. Phương pháp tính toán dựa trên Hướng dẫn về kiểm kê khí nhà kính của IPCC. Kết quả tính toán cho thấy hoạt động thích ứng của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa sang các cây trồng khác sẽ làm giảm được khoảng 2,9 triệu tấn CO2 tđ vào năm 2020 và 3,5 triệu tấn CO2 tđ vào năm 2030 so với năm cơ sở 2014.
Từ khóa
Trích dẫn bài báo
Hương, H.T.L. Đánh giá tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính khi triển khai hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 719, 26-37.
Tài liệu tham khảo
1. David PEARCE. Policy Frameworks for the Ancillary Benefits of Climate Change Policies, 2000.
2. IPCC. Climate Change 2001: The Scientific Basis. Contribution of Working Group I to the Third Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change. Edited by J.T. Houghton, Y. Ding, D.J. Griggs, M. Noguer, P.J. van der Linden, X. Dai, K. Maskell, and C.A. Johnson. Cambridge University Press, Cambridge, United Kingdom and New York, NY, USA, 2001.
3. Ministry of Environment of Japan. The Co–Benefits Approach for GHG Emission Reduction Projects, 2009.
4. Klein, R.J.T.; Eriksen, S.; Naess, L.O.; Hammill, A.; Tanner, T.M.; Robledo, C.; O’Brien, K., Portfolio screening to support the mainstreaming of adaptation to climate change into development assistance. Clim. Change 2007, 84, 23–44. Available online at: www.tyndall.ac.uk/publications/working_papers/twp102.pdf.
5. Mayrhofer, J.P.; Gupta, J. The Politics of Co–Benefits: A Case Study of India’s Energy Sector. Environ. Sci. Policy 2016, 57, 22–30.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Báo cáo kỹ thuật Đóng góp do quốc gia tự quyết định, 2020.
7. Trung Tâm Nghiên Cứu Đào Tạo và Phát Triển Cộng Đồng (RTCCD). Đồng lợi ích của phát triển năng lượng bền vững đối với chất lượng không khí và sức khỏe cộng đồng,
2019.
8. IPCC. Revised 1996 IPCC Guidelines for National Greenhouse Gas Inventories, 1996.
9. IPCC. Good Practice Guidance and Uncertainty Management in National Greenhouse Gas Inventories, 2000.
10. FAO. n.d. “Http://Www.Fao.Org/Faostat.”
11. Tổng cục thống kê, Niên Giám Thống Kê, 2014.
12. Thủ tướng Chính phủ, Quyết Định Số 124/QĐ–TTg ngày 02 tháng 12 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”, 2012.
13. Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, Thống kê nông – lâm – thủy sản năm 2015, 2015