Tác giả

Đơn vị công tác

1Viện Địa lý- Viện KH & CN Việt Nam

Tóm tắt

Nước ta nằm trong vùng chịu ảnh hưởng mạnh của hiện tượng ENSO. Những biến động dị thường như bão, lữ lụt, hạn hán đã xảy ra liên tiếp trong thời gian gần đây có liên quan đến hiện tượng ENSO. Đánh giá ảnh hưởng của ENSO đến lượng mưa ở nước ta được thực hiện thông qua đánh giá mối tương quan giữa chuỗi lượng mưa với các chỉ số ENSO (chỉ số dao động nam SOI và chuẩn sai nhiệt độ mặt nước biển SST). Mối tương quan này thể hiện chặt chẽ nhất vào tháng 4 và tháng 5 với tương quan nghịch giữa lượng mưa với SST và tương quan thuận với SOI (lượng mưa tăng khi SST tăng và khi SOI giảm và ngược lại). Điều này cho thấy, lượng mưa giảm trong các tháng này Hên quan đến thời kỳ El Ninô và lượng mưa tăng liên quan đến thời kỳ La Nina. Nhiều bằng chứng cho thấy hoạt động của ENSO có tác động chủ yếu tới lượng mưa vào giai đoạn đầu thời kỳ hoạt động của gió mùa Tây Nam.

 

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Mai Trọng Thông, Hoàng Lưu Thu Thuỷ (2007), Mối quan hệ giữa lượng mưa với các chỉ số ENSO trên các vùng thuộc lãnh thổ Việt NamTạp chí Khí tượng Thủy văn, 553, 2-6.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Duy Chinh, “Đánh giá quan hệ giữa hiện tượng ENSO và chế độ nhiệt ẩm Việt Nam”, Hội thảo khoa học lần thứ 9, Viện KTTV.

2. Lê Bắc Huỳnh và nnk. “Xây dựng công cụ cảnh báo, dự báo lũ lớn và đặc biệt lớn trên các sông chính ở miền Trung”. Trung tâm Quốc gia dự báo Khí tượng - Thuỷ vãn,1996.

3. Nguyễn Đức Ngữ và nnk. “Tác động của ENSO đến thời tiết khí hậu, môi trường và kinh tế - xã hội ỡ Việt Nam”, Đề tài nghiên cứu khoa học độc lập cấp nhà nước. Viện Khí tượng Thuỷ văn, 2002.

4. Nguyễn Đức Ngữ. “Những điều cần biết về “El Nino và La Nina”, Nhà XB KH-KT Hà Nội, 2000.

5. Phan Văn Tân, Nguyễn Mình Trường, Phạm Văn Huấn, “Khảo sát xu thế biến đổi và chu kỳ dao động của nhiệt độ không khí và lượng mưa trên một số vùng lãnh thổ Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, tr  8-24, 1997.

6. Phan Văn Tân, Nguyễn Minh Trường. “Về quan hệ giữa ENSO và tính dao động có chu kỳ của lượng mưa khu vực miền Trung Việt Nam”, Tuyển tập báo cáo Hội nghị khoa học Trường Đại học Khoa học tự nhiên lần thứ hai, Tr 114-118, 2001.

7. Mai Trọng Thông và nnk. “Đánh giá vai trò của các hình thế thời tiết gây mưa lớn, đặc biệt lớn đối với sự hình thành mưa lũ trong năm 1996 tại các lưu vực chính ở Nam Trung Bộ”, thuộc dự án: Nghiên cứu hiện trạng, xác định nguyên nhân lũ lụt ở các tỉnh Nam Trung Bộ và bước đầu đề xuất các giải pháp khắc phục. Viện Địa lý, 1997.

8. Mai Trọng Thông và nnk. “Đánh giá ảnh hưởng của hiện tượng ENSO đến thời tiết, khí hậu- ở miền Bắc Việt Nam”. Viện Địa lý, 2003.

9. Hoàng Lưu Thu Thuỷ. “Nghiên cứu đánh giá biến động của lượng mưa trong vùng từ Đà Nẵng đến Phú Yên”. Luận văn Thạc sỹ khoa học.

10. Hồ Thị Sơn (2002), “Nghiên cứu đặc điểm lũ tiểu mãn trên các sông suôi miền Trung”, Viện Khí tượng - Thuỷ văn, 2004.